Rệp sáp hại thanh long
23/12/14
Đặc điểm hình thái và cách gây hại:
Hình 1: rệp sáp hại thanh long
Đây là loại gây hại nghiêm trọng trên thanh long và chúng phát triển thích hợp trong điều kiện mùa khô.
Rệp sáp có hình oval. Con cái trưởng thành dài khoảng 2,5-4mm, chiều ngang khoảng 0,7-3mm. Cơ thể phủ sáp màu trắng. Nếu gạt lớp bột sáp ra cơ thể có màu vàng nhạt (Hình 1).Rệp gây hại trong suốt giai đoạn phát triển của quả từ khi còn nhỏ cho đến lúc chín. Chúng chích hút trên quả và tai trái. Đối với rệp sáp hại bộ phận dưới mặt đất thì chúng được bao bọc bởi một lớp sáp dày xung quanh nên việc phòng trị bằng thuốc hoá học ít hiệu quả.Trong quá trình sống rệp bài tiết ra mật ngọt tạo môi trường thích hợp cho mấm bồ hóng (Capnodium sp.) phát triển, làm quả bị phủ một lớp bồ hóng, màu đen bẩn, làm giảm phẩm chất quả.Rệp sáp sống cộng sinh với các loại kiến.
Biện pháp quản lý:Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện sớm rệp sáp. Tỉa bỏ và tiêu huỷ những bộ phận của cây nhiễm rệp sáp nặng.Phun thuốc diệt trừ rệp kịp thời nhất là ở giai đoạn cây đang có bông, trái non, trái đang phát triển. Các loại nông dược có thể sử dụng như: Fenitrothion + Fenpropathrin (Danitol S 50EC,…), Chlorpyrifos Ethyl (Mapy 48EC,...), Imidacloprid (Confidor 100SL, Imidan 10 EC,…), Buprofezin (Butyl 10WP, Apolo 10WP, 25WP...)…có thể pha thêm nước rửa chén để tăng hiệu quả của thuốc.Ngoài ra, cần chú ý diệt kiến nếu chúng xuất hiện đồng thời cùng với rệp sáp (kiến tha rệp sáp tìm nguồn thức ăn mới).
Đây là loại gây hại nghiêm trọng trên thanh long và chúng phát triển thích hợp trong điều kiện mùa khô.
Rệp sáp có hình oval. Con cái trưởng thành dài khoảng 2,5-4mm, chiều ngang khoảng 0,7-3mm. Cơ thể phủ sáp màu trắng. Nếu gạt lớp bột sáp ra cơ thể có màu vàng nhạt (Hình 1).Rệp gây hại trong suốt giai đoạn phát triển của quả từ khi còn nhỏ cho đến lúc chín. Chúng chích hút trên quả và tai trái. Đối với rệp sáp hại bộ phận dưới mặt đất thì chúng được bao bọc bởi một lớp sáp dày xung quanh nên việc phòng trị bằng thuốc hoá học ít hiệu quả.Trong quá trình sống rệp bài tiết ra mật ngọt tạo môi trường thích hợp cho mấm bồ hóng (Capnodium sp.) phát triển, làm quả bị phủ một lớp bồ hóng, màu đen bẩn, làm giảm phẩm chất quả.Rệp sáp sống cộng sinh với các loại kiến.
Biện pháp quản lý:Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện sớm rệp sáp. Tỉa bỏ và tiêu huỷ những bộ phận của cây nhiễm rệp sáp nặng.Phun thuốc diệt trừ rệp kịp thời nhất là ở giai đoạn cây đang có bông, trái non, trái đang phát triển. Các loại nông dược có thể sử dụng như: Fenitrothion + Fenpropathrin (Danitol S 50EC,…), Chlorpyrifos Ethyl (Mapy 48EC,...), Imidacloprid (Confidor 100SL, Imidan 10 EC,…), Buprofezin (Butyl 10WP, Apolo 10WP, 25WP...)…có thể pha thêm nước rửa chén để tăng hiệu quả của thuốc.Ngoài ra, cần chú ý diệt kiến nếu chúng xuất hiện đồng thời cùng với rệp sáp (kiến tha rệp sáp tìm nguồn thức ăn mới).
Bài liên quan
- Bệnh đốm đen rỉ sét hại thanh long
- Bệnh bồ hóng trên thanh long
- Bệnh thối nhũn bông, trái thanh long
- Bệnh thối gốc trên thanh long
- Bệnh đốm trắng trên thanh long
- Trị hại thanh long.
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHÒNG CHỐNG BỆNH ĐỐM NÂU HẠI THANH LONG (Quy trình tạm thời)
- Thanh long thối rễ, khô cành: Cần sớm tìm ra phương pháp cứu chữa
- Thanh long Bình Thuận bị héo dây và chết dần
- Trị bệnh vàng cành trên thanh long
- Gia tăng bệnh vàng cành, thán thư trên cây thanh long
- Quản lý bệnh hại, phát triển thanh long bền vững