Bệnh thối nhũn bông, trái thanh long
8/12/14
Tác nhân gây hại:
Do vi khuẩn Erwinia chrysanthemi và nấm Rhizopus sp. (tác nhân thứ cấp) gây ra.
Do vi khuẩn Erwinia chrysanthemi và nấm Rhizopus sp. (tác nhân thứ cấp) gây ra.
Triệu chứng bệnh:
Bệnh thường xuyên xuất hiện ở giai đoạn cây ra nụ, sau khi hoa nở và ở giai đoạn quả non. Triệu chứng ban đầu là nụ hoặc quả có vết bị thối nhũn, có bọt khí nổi trên bề mặt vết bệnh, bên trên vết bệnh có xuất hiện lớp tơ nấm màu đen và lan rộng rất nhanh chóng làm thối cả quả, có mùi hôi và có dịch nhựa màu nâu vàng chảy ra (Hình 1). Ngoài ra, bệnh cũng có thể tấn công và gây thối nhũn đầu trái (Hình 2).
Bệnh thường xuyên xuất hiện ở giai đoạn cây ra nụ, sau khi hoa nở và ở giai đoạn quả non. Triệu chứng ban đầu là nụ hoặc quả có vết bị thối nhũn, có bọt khí nổi trên bề mặt vết bệnh, bên trên vết bệnh có xuất hiện lớp tơ nấm màu đen và lan rộng rất nhanh chóng làm thối cả quả, có mùi hôi và có dịch nhựa màu nâu vàng chảy ra (Hình 1). Ngoài ra, bệnh cũng có thể tấn công và gây thối nhũn đầu trái (Hình 2).
n | ||
Hình 1: Triệu chứng thối trái trên thanh long ruột đỏ | Hình 2: Triệu chứng thối trái trên thanh long ruột trắng | Hình 3: Ngâu hại thanh long |
Đặc điểm phát sinh và phát triển của bệnh:
Bệnh gây hại quanh năm, phát triển mạnh trong điều kiện mùa mưa (ẩm độ cao và nhiệt độ khoảng 25-350C.
Nguồn bệnh và sự lây lan:
- Bệnh thường tồn tại trong xác bả thực vật có trên vườn hoặc trên cành, bông bị bệnh không được tiêu hủy.
- Bệnh có thể lây lan thông qua gió, mưa bão, côn trùng gây vết thương,...
- Những vườn bị bệnh thối quả thường thấy xuất hiện rất nhiều ngâu/bù xè (Protaetiasp. và Hypomeces squamesus) (Hình 3).
Biện pháp quản lý:
- Tạo điều kiện thông thoáng và thoát nước tốt cho vườn trong mùa mưa.
- Vệ sinh vườn thường xuyên và tiêu huỷ nguồn bệnh triệt để. Nếu có cắt tỉa và tạo tán cây sau thu hoạch, có thể phun ngừa thuốc trừ nấm gốc đồng, hoặc thuốc sinh học gốc Chitosan (Biogreen,…), Streptomycin sulfate (Poner, Stepguard,…)
- Tăng cường bón vôi cho cây thanh long 1-2 lần/năm (vào đầu và cuối mùa mưa).
- Bón phân cân đối và hợp lý. Nên bón nhiều phân hữu cơ hoai mục kết hợp với nấm đối kháng Trichoderma nhằm giúp cây sinh trưởng mạnh, chống chịu tốt với bệnh.
- Nên ngắt bỏ đài hoa (rút râu) sau khi hoa nở khoảng 3-4 ngày đối với mùa nắng và2-3 ngày đối với mùa mưa. Sau đó phun một số loại thuốc trừ nấm để nhằm ngăn chặn mầm bệnh xâm nhiễm thông qua vết thương sau khi rút râu.
- Có thể phun xen kẽ theo định kỳ 5-7 ngày/lần bằng thuốc sinh học Chitosan hoặc các loại thuốc trừ nấm gốc Kasugamycin, Streptomycin sulfate , Oxolinic acid (Starner,…).
Lưu ý, giai đoạn nụ hoa 14-20 ngày sau trổ và 7-10 ngày sau rút râu là hai giai đoạn mẫn cảm nhất đối bệnh thối nhũn và nên có biện pháp quản lý ngâu phù hợp (bắt bằng tay, bả độc,...)
Bệnh gây hại quanh năm, phát triển mạnh trong điều kiện mùa mưa (ẩm độ cao và nhiệt độ khoảng 25-350C.
Nguồn bệnh và sự lây lan:
- Bệnh thường tồn tại trong xác bả thực vật có trên vườn hoặc trên cành, bông bị bệnh không được tiêu hủy.
- Bệnh có thể lây lan thông qua gió, mưa bão, côn trùng gây vết thương,...
- Những vườn bị bệnh thối quả thường thấy xuất hiện rất nhiều ngâu/bù xè (Protaetiasp. và Hypomeces squamesus) (Hình 3).
Biện pháp quản lý:
- Tạo điều kiện thông thoáng và thoát nước tốt cho vườn trong mùa mưa.
- Vệ sinh vườn thường xuyên và tiêu huỷ nguồn bệnh triệt để. Nếu có cắt tỉa và tạo tán cây sau thu hoạch, có thể phun ngừa thuốc trừ nấm gốc đồng, hoặc thuốc sinh học gốc Chitosan (Biogreen,…), Streptomycin sulfate (Poner, Stepguard,…)
- Tăng cường bón vôi cho cây thanh long 1-2 lần/năm (vào đầu và cuối mùa mưa).
- Bón phân cân đối và hợp lý. Nên bón nhiều phân hữu cơ hoai mục kết hợp với nấm đối kháng Trichoderma nhằm giúp cây sinh trưởng mạnh, chống chịu tốt với bệnh.
- Nên ngắt bỏ đài hoa (rút râu) sau khi hoa nở khoảng 3-4 ngày đối với mùa nắng và2-3 ngày đối với mùa mưa. Sau đó phun một số loại thuốc trừ nấm để nhằm ngăn chặn mầm bệnh xâm nhiễm thông qua vết thương sau khi rút râu.
- Có thể phun xen kẽ theo định kỳ 5-7 ngày/lần bằng thuốc sinh học Chitosan hoặc các loại thuốc trừ nấm gốc Kasugamycin, Streptomycin sulfate , Oxolinic acid (Starner,…).
Lưu ý, giai đoạn nụ hoa 14-20 ngày sau trổ và 7-10 ngày sau rút râu là hai giai đoạn mẫn cảm nhất đối bệnh thối nhũn và nên có biện pháp quản lý ngâu phù hợp (bắt bằng tay, bả độc,...)
Bài liên quan