Bệnh thối gốc trên thanh long
7/12/14
Tác nhân gây hại:
Do nhiều tác nhân gây ra (nấm hại có nguồn gốc từ đất).'
Triệu chứng bệnh:
Bệnh thường tấn công phần thân mẹ (dây chính) sát mặt đất, vết bệnh lúc đầu xuất hiện có màu nâu đen, sủng nước (Hình 2) sau đó gây thối lan rộng về phía trên đầu trụ. Tuỳ trường hợp bệnh nhẹ hay nặng sẽ làm cho cành (bẹ) phía trên bị héo vàng, tóp khô hoặc bị thối (Hình 1).
Do nhiều tác nhân gây ra (nấm hại có nguồn gốc từ đất).'
Triệu chứng bệnh:
Bệnh thường tấn công phần thân mẹ (dây chính) sát mặt đất, vết bệnh lúc đầu xuất hiện có màu nâu đen, sủng nước (Hình 2) sau đó gây thối lan rộng về phía trên đầu trụ. Tuỳ trường hợp bệnh nhẹ hay nặng sẽ làm cho cành (bẹ) phía trên bị héo vàng, tóp khô hoặc bị thối (Hình 1).
bb | bb | |
Hình 1: Bệnh thối gốc (cành héo vàng) | Hình 2: Triệu chứng bệnh thối gốc (dây mẹ bị thối) | Hình 3: Tạo điều kiện cho rễ mới phát triển từ dây mẹ bị thối |
Biện pháp quản lý:
Thường xuyên thăm vườn nhằm phát hiện sớm bệnh để có biện pháp quản lý thích hợp.
Rải vôi xung quanh trụ thanh long 1-2 lần/ năm (1-2 kg/trụ).
Trong điều kiện mùa mưa, tránh tủ cỏ, rơm rạ quá gần gốc, đồng thời tạo điều kiện thoát nước tốt cho vườn thanh long.
Bón nhiều phân hữu cơ hoai mục kết hợp với chế phẩm nấm đối khángTrichoderma.
Cạo bỏ phần phần vết thương và quét một số loại thuốc trừ nấm bệnh như: Mancozeb + Metalaxyl (Ridomil gold,…), Fosetyl –aluminium (Aliette,…),…kết hợp song song với việc tỉa bỏ bớt cành, trái trên những cành bị héo vàng do bệnh gây ra. Tiếp theo, có thể sử dụng nilon, nhựa mềm,…quấn xung quanh gốc (làm như bầu cây giống) và cho phân hữu cơ/ xơ dừa hoai mục vào nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho rễ mới sẽ hình thành, mọc ra và đâm xuống đất giúp dây mẹ hồi phục nhanh chóng (Hình 3).
Thường xuyên thăm vườn nhằm phát hiện sớm bệnh để có biện pháp quản lý thích hợp.
Rải vôi xung quanh trụ thanh long 1-2 lần/ năm (1-2 kg/trụ).
Trong điều kiện mùa mưa, tránh tủ cỏ, rơm rạ quá gần gốc, đồng thời tạo điều kiện thoát nước tốt cho vườn thanh long.
Bón nhiều phân hữu cơ hoai mục kết hợp với chế phẩm nấm đối khángTrichoderma.
Cạo bỏ phần phần vết thương và quét một số loại thuốc trừ nấm bệnh như: Mancozeb + Metalaxyl (Ridomil gold,…), Fosetyl –aluminium (Aliette,…),…kết hợp song song với việc tỉa bỏ bớt cành, trái trên những cành bị héo vàng do bệnh gây ra. Tiếp theo, có thể sử dụng nilon, nhựa mềm,…quấn xung quanh gốc (làm như bầu cây giống) và cho phân hữu cơ/ xơ dừa hoai mục vào nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho rễ mới sẽ hình thành, mọc ra và đâm xuống đất giúp dây mẹ hồi phục nhanh chóng (Hình 3).
Bài liên quan