KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC THANH LONG
20/3/15
1.1. Sinh thái
Là cây có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi, nên được trồng ở những vùng nóng. Một số loài chịu được nhiệt độ từ 50oC tới 55oC. Nhưng nó không chịu được giá lạnh. Chúng thích hợp khi trồng ở các nơi có cường độ ánh sáng mạnh, vì thế hễ bị che nắng thân cây sẽ ốm yếu và lâu cho quả. Cây mọc được trên nhiều loại đất khác nhau, nó có khả năng thích ứng với các độ chua (pH) của đất rất khác nhau. Khi trồng thanh long nên chọn các chân đất có tầng canh tác dày tối thiểu 30 - 50 cm và để có năng suất cao nên tưới và giữ ẩm cho cây vào mùa nắng. Những cây thuộc họ xương rồng chịu hạn giỏi nhưng chịu đựng độ mặn kém
1.2. Thực vật học
1.2.1. Rễ cây
Khác với chồi cành, rễ thanh long không mọng nước nên nó không phải là nơi tích trữ nước giúp cây chịu hạn. Cây thanh long có hai loại rễ: địa sinh và khí sinh.
Rễ địa sinh phát triển từ phần lõi ở gốc hom. Sau khi đặt hom từ 10 - 20 ngày thì từ gốc hom xuất hiện các rễ tơ màu trắng, số lượng rễ tăng dần và kích thước của chúng cũng tăng dần theo tuổi cây, những rễ lớn đạt đường kính từ 1 - 2 cm. Rễ địa sinh có nhiệm vụ bám vào đất và hút các chất dinh dưỡng nuôi cây. Rễ phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt (0 - 15 cm). Ở các nơi đất xốp và có tưới nước rễ có thể mọc sâu hơn. Khi đất khô các rễ sợi sẽ chết đi, các rễ cái lớn hơn sẽ hóa bần làm giảm sự dẫn nước khoảng 10 lần để ngăn chặn sự mất nước vào đất thông qua rễ. Khi đất ẩm rễ lại mọc trở lại một cách dễ dàng.
Rễ khí sinh mọc dọc theo thân cây phần trên không, bám vào cây chống (choái) để giúp cây leo lên giá đỡ. Những rễ khí sinh nằm gần đất sẽ đi dần xuống đất.
2.2.2. Thân, cành
Thanh long (một loại xương rồng) trồng ở nước ta có thân, cành trườn bò trên trụ đỡ (climbing cacti), trong khi ở một số nước trồng loại xương rồng thân cột (columnar cacti). Thân chứa nhiều nước nên nó có thể chịu hạn một thời gian dài. Thân, cành thường có ba cánh dẹp, xanh, hiếm khi có 4 cánh. Ở các nước khác có thứ 3, 4, 5 cánh. Tiết diện ngang cho thấy có hai phần: Bên ngoài là nhu mô chứa diệp lục, bên trong là lõi cứng hình trụ. Mỗi cánh chia ra làm nhiều thùy có chiều dài 3 - 4cm. Đáy mỗi thùy có từ 3 - 5 gai ngắn. Chúng sử dụng CO2 trong quang hợp theo hệ CAM (Crassulacean Acid Metabolism) là một hệ thích hợp cho các cây mọc ở vùng sa mạc. Mỗi năm cây cho từ 3 - 4 đợt cành. Đợt cành thứ nhất là cành mẹ của đợt cành thứ hai và cứ thế cành xếp thành hàng lớp trên đầu trụ. Trong mùa ra cành, khoảng thời gian giữa hai đợt ra cành từ 40 - 50 ngày. Số lượng cành trên cây tăng theo tuổi cây: cây một tuổi trung bình có độ 30 cành, hai tuổi độ 70 cành, ba tuổi độ 100 cành và bốn tuổi 130 cành. ở cây 5 - 6 tuổi chỉ duy trì độ 150 - 170 cành.
Chiều dài cành thanh long đo ở cuối vụ thu hoạch được trình bày ở bảng dưới đây.
Tuổi vườn
|
Trung bình (cm)
|
Dài nhất (cm)
|
Ngắn nhất (cm)
|
1
|
73
|
119
|
42
|
2
|
82
|
140
|
52
|
3
|
98
|
180
|
49
|
4
|
108
|
160
|
45
|
5
|
103
|
140
|
53
|
2.2.3. Hoa
Thanh long là cây ngày dài (trường quang kỳ). Trung bình có từ 4 - 6 đợt ra hoa rộ mỗi năm. Hoa lưỡng tính, rất to, có chiều dài trung bình 25 - 35 cm, nhiều lá dài và cánh hoa dính nhau thành ống, nhiều tiểu nhị và 1 nhụy cái dài 18 - 24 cm, đường kính 5-8 mm, nhụy cái chia làm nhiều nhánh. Hoa thường nở tập trung từ 20 - 23 giờ đêm và đồng loạt trong vườn. Từ nở đến tàn kéo dài độ 2 - 3 ngày. Thời gian từ khi xuất hiện nụ tới hoa tàn độ 20 ngày. Các đợt nụ đầu tiên rụng từ 30% đến 40%, về sau tỉ lệ này giảm dần khi gặp điều kiện ngoại cảnh thuận lợi.
2.2.4. Quả và hột
Sau khi hoa thụ, bầu noãn sẽ phát triển thành quả mọng (cactus pears), trong 10 ngày đầu tốc độ phát triển tương đối chậm, sau đó tăng rất nhanh về cả kích thước lẫn trọng lượng. Quả thanh long hình bầu dục có nhiều tai lá xanh (do phiến hoa còn lại), đầu quả lõm sâu tạo thành “hốc mũi”. Khi còn non vỏ quả màu xanh, lúc chín chuyển qua đỏ tím rồi đỏ đậm.
Phân tích thành phần sinh hóa cho thấy trong 100 g thịt quả chín: hàm lượng đường tổng số có thể biến động từ 8 g đến 12 g, vitamin C từ 3,8 mg đến 9,4 mg. Có sự biến động này là do phân bón, chế độ chăm sóc và thời gian hái, hễ để quả chín trên cây càng lâu càng ngọt.
II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc thanh long
2.1. Thiết kế vườn
- Ø Chuẩn bị đất trồng:
- Trước hết phải tạo mặt phẳng để thuận lợi cho việc thoát nước và chống ngập úng. Nên hạn chế sử dụng thuốc trừ cỏ vào khâu làm cỏ trước khi trồng.
- Ø Trụ trồng:
- Có thể dùng trụ gỗ, trụ gạch hoặc trụ bê tông cốt sắt để trồng. Nhưng hiện nay trụ bê tông cốt sắt đang được sử dụng phổ biến trong sản xuất, trụ có kích thước dài từ 2– 2,2m; cạnh vuông từ 12 – 15cm.
- Khi trồng, phần trên mặt đất cao khoảng 160 – 170cm; phần chôn dưới mặt đất khoảng 40 – 50cm. Phía đầu trụ có chừa 4 cọng sắt ló ra dài 20 – 25cm, được bẻ cong theo 4 hướng dùng làm giá đỡ cho cành Thanh Long.
- Ø Mật độ - khoảng cách trồng:
- Thanh Long là cây ưa sáng và cần nhiều ánh sáng, nếu trồng mật độ quá dày cành đan chen chéo nhau sẽ không tốt và khó đi lại chăm sóc. Nên trồng với khoảng cách là 3m x 3m (hàng cách hàng 3m; trụ cách trụ 3m) tương đương với khoảng 1.000 – 1.100 trụ/ha.
2.2. Trồng:
- Ø Giống trồng:
- Hiện nay, trong nông nghiệp có rất nhiều loại giống. Nhưng giống đang có tiềm năng nhất hiện nay là giống Long Định, TL4, đang được trồng nhiều tại Uông Bí. Giống có thời gian ra hoa là từ tháng 4 – 9 dương lịch (vụ mùa), thời gian từ đậu quả đến thu hoạch là khoảng 28 – 32 ngày.
- Cành chọn làm giống cần chọn những cành tốt, khoẻ và phải đạt các yêu cầu sau:
+ Tuổi cành ít nhất là 6 tháng tuổi.
+ Chiều dài từ 40 – 50cm.
+ Cành khoẻ, có màu xanh đậm và không có sâu bệnh.
+ Các mắt trên cành phải có gai tốt (đều và cứng).
- Sau khi chọn giống có đầy đủ các điều kiện trên, nên gọt bớt phần thịt ở cuối hom khoảng 2 – 3cm (chỉ chừa lại phần xương) làm như vậy sẽ giúp hom nhanh ra rễ và tránh thối gốc và đem giâm trong vườn ươm có ánh sáng, nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của hom giống.
- Ø Thời vụ trồng:
- Thời gian tốt nhất là từ tháng 10 – 11 dương lịch, vì lúc này nguồn hom giống dồi dào do trùng với thời gian tỉa cành (sau thu hoạch vụ mùa), lợi dụng ẩm độ cuối mùa mưa, tránh được ngập úng. Tuy nhiên đến mùa khô cây chưa đủ sức chống chịu với nắng hạn cần phải tưới nước và giữ ẩm cho cây.
- Ø Trồng:
- Sau khi trồng trụ phải tiến hành bón lót, bao gồm: 15 – 20kg phân chuồng hoai mục; 1 – 1,5 giạ tro trấu; 1- 1,5 giạ vỏ trấu; 1 – 2kg phân lân cho mỗi trụ và 0,5 kg vôi.
- Sau khi bón lót 1 – 2 ngày, di chuyển hom giống từ vườn ươm ra trụ trồng. Đặt hom khoảng 2 – 3cm, nên đặt phần đã hóa gỗ xuống đất để tránh thối gốc. Mỗi trụ đặt 3-4 hom. Đặt áp phần thẳng của hom vào trụ. Cột hom vào trụ để tránh gió làm lung lay hom khi rễ chưa bám vào đất.
2.3. Chăm sóc
a. Tưới nước:
- Thanh Long là cây chịu đựng được nắng hạn, nhưng nếu thiếu nước cây sẽ tăng trưởng chậm, khả năng ra hoa, đậu quả kém, năng suất thấp. Do đó cần đảm bảo nước tưới đầy đủ và đắp ủ gốc đúng kỹ thuật.
- Hom sau khi đặt ,được tưới nước thường xuyên 2 lần/ngày; khi cây đã sinh trưởng ổn định, cách 7 - 10 ngày tưới 1 lần.
- Vào mùa nắng nên dùng rơm rạ, bèo tây, … để đắp gốc giữ ẩm cho cây (phải đảm bảo cách gốc 5 – 10cm). Ngoài việc giữ ẩm cho cây, biện pháp này còn hạn chế sự phát triển của cỏ dại và bổ sung dinh dưỡng cho đất.
- Nhưng cần lưu ý tránh tưới nước vào lúc trời đang nắng gắt.
Khi cây đã sinh trưởng ổn định, vào các tháng mùa khô định kỳ 7 - 10 ngày tưới 1 lần, tưới đủ ẩm cho gốc cây; có thể tưới bằng hệ thống tưới nhỏ giọt để tiết kiệm nước và nâng cao hiệu quả của tưới nước
b. Làm cỏ
Cỏ dại thường cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng và là nơi trú ần của sâu bệnh. Vì vậy cần phải làm cỏ thường xuyên và trước các lần bón phân, có thể bằng tay (lưu ý: cần hạn chế làm hư, đứt rễ) hoặc sử dụng thuốc diệt cỏ chuyên dụng cho vườn cây nhưng phải rất hạn chế.
c. Tỉa cành, tạo tán:
- Sau khi trồng 15 – 20 ngày: chọn 1 chồi phát triển tốt nhất, bám chặt vào trụ thì để lại, sao cho cành từ mặt đất đi thẳng tới đỉnh trụ.
- Khi cành dài 30 – 40 cm: Tiến hành uốn cành nằm xuống đỉnh trụ. Nên uốn vào lúc trưa nắng, lúc này cành mềm dễ uốn, mỗi ngày một ít cho đến khi cành nằm được trên đỉnh trụ, dùng dây nilon buộc lại. Biện pháp này giúp cành mau ra chồi mới.
- Khi cành đâm chồi: Chọn 1 – 2 chồi phát triển tốt để lại.
- Mục đích của việc tạo tán là tạo cho cây có bộ khung cơ bản, thông thoáng giúp cây sinh trưởng và phát triển mạnh, khi tán có hình ôvan cho năng suất cao, ổn định nhất.
- Tỉa cành tạo bộ tán đẹp cho cây, hạn chế sâu bệnh và cạnh tranh dinh dưỡng.
- Từ mặt đất đến cành đầu tiên phải luôn giữ khoảng cách là 40 – 50cm, tránh việc để cành Thanh Long chạm đất.
- Trên giàn tỉa cành theo nguyên tắc 1 cành mẹ để lại 1 – 2 cành con. Chọn cành sinh trưởng mạnh, phát triển tốt, tỉa bỏ các cành ốm yếu; sâu bệnh; cành già không còn khả năng cho trái; các cành nằm khuất trong tán không nhận được ánh sáng. Khi cành dài 1 – 1,2m cần bấm bỏ đọt sẽ giúp cành phát triển tốt và nhanh cho trái.
- Hằng năm, sau khi thu hoạch vào mùa vụ cần tỉa bỏ những cành đã cho trái 2 năm, cành sâu bệnh; ốm yếu và cành nằm khuất trong tán.
d. Tỉa hoa- Tỉa quả
- Số lượng trái trên một cành không nên quá nhiều vì sẽ cạnh tranh dinh dưỡng và cho năng suất thấp. Chỉ nên để lại 3 – 4 hoa phát triển tốt trên mỗi cành và phải cách xa nhau.
- Sau khi trổ hoa khoảng 7 – 10 ngày, tiến hành tỉa trái, mỗi cành chỉ để lại 1 – 2 trái phát triển tốt và không có vết sâu bệnh.
e. Bón phân
*/ Phân vô cơ:
- Thực tế trên thị trường có rất nhiều loại phân bón chuyên dụng cho từng loại cây trồng. Nhưng nhìn chung, thì các loại phân hoá học chủ yếu là cung cấp lượng: Đạm, Lân và Kali cho cây, nên việc sử dụng các loại phân khác (phân không chuyên dụng) cũng có thể đạt hiệu quả tốt nếu bón đủ định lượng.
- Thông thường nếu bón phân hoá học cho tất cả các loại cây trồng ta nên chia ra làm nhiều lần trong năm nhằm giúp cho cây hấp thụ đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết và tránh thất thoát gây lãng phí. Riêng đối với cây Thanh long nên chia làm 6- 8 lần/năm, bón theo định kỳ 1,5 – 2 tháng/lần.
- Giai đoạn đầu (1 – 1,5 năm đầu) bón 100g Urea; 100g NPK (20 – 20 – 15) vào các giai đoạn 20-30 ngày sau khi trồng, sau đó 3 tháng bón 1 lần. Khi cây ra hoa có thể bón thêm 50g phân kali (KCl). Nhưng giai đoạn này tốt nhất không nên để hoa phát triển thành trái, vì lúc này cành còn nhỏ, chưa đủ độ phủ nên cành rất dễ bị mất sức.
- Từ năm thứ 3 trở đi bón theo tỷ lệ: 1,5N; 1P; 1K, tương đương với lượng phân hỗn hợp một lần bón là: 200g Urea; 300g Lân; 300g NPK (20–20–15); 100g Kali.
- Nhưng cần chú ý, vào vụ mùa (thời điểm ra hoa tự nhiên) thì cần tăng lượng dinh dưỡng cho mỗi lần bón lên. Cụ thể là 300g Urea; 500g NPK; 300g Lân; 200g Kali (tỷ lệ dinh dưỡng đảm bảo là 2,5N; 1,5P; 2K).
- Ngoài việc bón phân theo đúng định lượng và thời gian, nên kết hợp việc bổ sung thêm các loại phân vi lượng như phun các loại phân bón lá trên toàn bộ các cành nhánh, đặc biệt là lúc trên cành đang có hoa và trái, làm cho dinh dưỡng đi 2 chiều lên và xuống trong thân cây giúp hoa và trái hấp thu dinh dưỡng một cách đầy đủ nhất và đạt hiệu quả nhất.
*/ Phân hữu cơ:
+ Phân hữu cơ có tác dụng làm tăng năng suất cây trồng, giúp cải tạo đất làm cho đất tơi xốp, bộ rễ phát triển mạnh và cung cấp một lượng lớn chất dinh dưỡng cho cây. Vì Thanh Long được trồng theo dạng ký gửi nên hằng năm cần phải bổ sung lượng phân hữu cơ cần thiết cho sự sinh trưởng của cây.
+ Liều lượng bón:
- Lần 1: Vào đầu vụ (khoảng tháng 4 dương lịch): liều lượng cho mỗi trụ là từ 15 – 20 kg phân chuồng hoai mục hoặc thay thế bằng phân hữu cơ sinh học với liều lượng là từ 5 – 10 kg/trụ. Kết hợp với tro trấu và vỏ trấu theo tỷ lệ phân chuồng : tro trấu : vỏ trấu là 1 : 2 : 1.
- Lần 2: vào cuối vụ (khoảng tháng 11 dương lịch): ½ liều lượng của lần 1.
*/ Kỹ thuật bón phân:
- Trước khi bón phân cần tạo một rãnh nhỏ xung quanh trụ, rộng 20 – 30cm và sâu 10– 20cm (tuỳ vào từng trụ). Làm như vậy nhằm loại bỏ một số rễ già và từ đó sẽ mọc ra các rễ non khác, có sức hấp thụ dinh dưỡng một cách mạnh hơn, nhanh hơn và tránh thất thoát do mưa hoặc tưới sẽ rửa trôi lượng phân vừa bón.
f. Sâu bệnh hại:
- Cây Thanh Long rất dễ bị sâu bệnh tấn công, đặc biệt là trái, như rụng nụ ở hoa, chảy nhựa, nám trái, …
- Những bệnh thường gặp nhất là bệnh thối cành, nám cành, … là do một số loại vi khuẩn gây nên và một số bệnh do côn trùng gây nên như ruồi, bọ xít, kiến cùng một số loài gây hại khác.
*/ Biện pháp phòng trị:
-Cách phòng trị tốt nhất là sử dụng thuốc BVTV phun định kỳ cho toàn bộ tán cây; ngoài ra nên kết hợp thuốc dưỡng cây, trái cho mỗi lần phun.
-Ngoài ra nên kết hợp việc vệ sinh đồng ruộng như thu gom các trái rụng, trái tỉa, trái hư, các cành bệnh để gọn vào một chỗ (cần thiết có thể sát trùng bằng vôi) và cần thu hoạch trái chín kịp thời.
-Cần lưu ý: vào thời gian ra hoa và tạo trái nên phun định kỳ thuốc dưỡng kết hợp thuốc bệnh trực tiếp vào trái. Làm như vậy sẽ cho hiệu quả tốt hơn, hạn chế được số lượng thuốc và nhân công.
- Nên phun theo định mức như sau: (lượng nước pha là 16 lít cho mỗi lần phun)
- Ø Đợt 1: Khi hoa dài khoảng 5 - 7cm (khi các tai mở ra).
-Lượng thuốc như sau:
- Progibb: 1 gói.
- Miracle-Gro: 2 muỗng canh.
- Arrow-KPT: 1 muỗng canh.
- Thiên nông: 1 muỗng café.
- Mango 97: 1 muỗng café.
- Flower 95: 1 ống
- Amista: 15 ml.
- Confidor: 1 gói.
- Lannate: 1 muỗng café.
- 6 – 30 – 30: 1 muỗng canh.
- Ø Đợt 2: Khi hoa dài khoảng 10 - 15cm. Liều lượng như đợt 1.
v Lưu ý: Sau khi phun đợt 2 được 1–2 ngày, thì phun bổ sung theo liều lượng sau:
- Aliette: 50g (1 gói pha 2 bình 16 lít)
- Regent: 2 gói.
- Ø Đợt 3: khi hoa dài khoảng 20 – 25cm. Liều lượng như đợt 1.
-Confidor và Regen
-Amista và Score
thay đổi nhau cho từng đợt phun
- Ø Đợt 4: Sau trổ 3 – 4 ngày, khi rút cuốn hoa phun ngay vào miệng trái.
- Ridomin: 2 muỗng canh.
- Regent: 1 gói.
v Lưu ý: Sau 3 – 5 ngày khi rút cuốn hoa, tiến hành rút tiêm đèn.
- Ø Đợt 5: sau trổ từ 07 – 09 ngày. Liều lượng như sau:
- Progibb: 1 gói.
- Miracle-Gro: 2 muỗng canh.
- Arrow-KPT: 1 muỗng canh.
- Feviha: 40ml
- Amista: 15 ml.
- Confidor: 1 gói.
- Lannate: 1 muỗng café.
- 6 – 30 – 30: 1 muỗng canh.
v Lưu ý:
-Từ đợt 5 đến đợt 7 không sử dụng:
- Thiên nông.
- Mango – 97.
- Flower – 95.
-Sau khi phun đợt 5 từ 1 – 2 ngày thì phun bổ sung theo liều lượng sau:
- Aliette: 50g (1 gói pha 2 bình 16 lít)
- Regent: 2 gói.
- Ø Đợt 6: Sau khi phun đợt 5 từ 07 – 09 ngày (sau trổ 14 – 16 ngày):
- Progibb: 1 gói.
- Cabo: 1 viên.
- Miraccle-Gro: 2 muỗng canh.
- Arrow-KPT: 1 muỗng canh.
- Amista: 15 ml.
- Ferviha: 40 ml
- Arrow-KPT: 1 muỗng canh.
- 6 – 30 – 30: 1 muỗng canh.
- Lannate: 2 muỗng café.
- Regent: 1 gói.
- Ø Đợt 7: Sau khi phun đợt 6 từ 07 – 09 ngày (sau trổ 22 – 24 ngày):
- Progibb: 1 gói.
- Cabo: 1 viên.
- Amista: 15 ml.
- Ferviha: 40 ml
- Arrow-KPT: 1 muỗng canh.
- 6 – 30 – 30: 1 muỗng canh.
- Confidor: 1 gói.
- Lannete: 1 muỗng café.
- Ø Đợt 8: Khi trái đã ửng đều.
-Liều lượng như sau:
- Progibb: 1 gói.
- Thiên nông: 1 muỗng café.
- Mango 97: 1 muỗng café.
- Flower 95: 1 ống.
- Cabo: 1 viên.
- Ferviha: 40 ml.
- Arrow-KPT: 1 muỗng canh
*/ Đây là khâu quan trọng trong quá trình sản xuất Thanh Long đạt tiêu chuẩn, do nó có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sản lượng. Vì vậy, cần tuân thủ theo các yêu cầu sau:
- Ghi chép trong hồ sơ toàn bộ loại phân bón đã được sử dụng trong vườn; liều lượng bón và thời gian bón.
- Phải có kiến thức cơ bản về việc sử dụng thuốc BVTV và phải thực hiện theo nguyên tắc “4 đúng”.
- Trong quá trình thực hiện việc phun thuốc phải ghi lại tất cả các lần phun thuốc bao gồm: khu vực được phun; ngày tháng phun; tên loại thuốc được phun; tên bệnh cần phun.
- Không sử dụng các loại thuốc bị cấm lưu hành và hết hạn sử dụng.
- Rửa sạch các trang thiết bị sử dụng cho việc phun thuốc.
- Tất cả các loại thuốc còn thừa lại sau khi phun phải được bảo quản đúng nơi quy định theo sự khuyến cáo của nhà sản xuất. Các chai lọ sau khi sử dụng hết cũng phải có nơi an toàn thuận lợi cho việc tiêu huỷ, tránh vứt bừa bãi trong vườn
2.4. Thu hoạch và bảo quản
-Nên thu hoạch vào khoảng 28 – 32 ngày sau trổ để có chất lượng trái tốt nhất.
-Thời điểm thu hoạch tốt nhất là vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.
-Sau khi thu hoạch phải vận chuyển ngay vào khu vực an toàn, tránh việc thu hoạch xong lại để ngoài trời nắng sẽ làm mất nước, làm giảm chất lượng của trái.
-Các dụng cụ dùng trong việc thu hoạch phải được vệ sinh sạch sẽ và cất giữ an toàn.
2.5. Ghi chép Hồ sơ
Căn cứ theo Quyết định 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/01/2008 của Bộ Nông nghiệp & PTNT làm cơ sở cho việc truy xuất nguồn gốc
Bài liên quan