Sâu bệnh hại thanh long và cách phòng trị

Nhìn chung, thanh long ít sâu bệnh gây thiệt hại nặng, tuy nhiên cần chú ý phòng trị một số loại sâu bệnh.

1.Kiến lửa (Solenopsis geminata), Kiến riện (Cardiocondyla wroughtoni).
Kiến gây hại trong suốt quá trình sinh tr­ởng phát triển của cây. Kiến cắn, đụt phá làm h­ hom giống, các mầm non, cành non, chúng còn tấn công trái nh­ làm h­ hại các lá đài trên trái, gây tổn th­ơng vỏ trái.
Cách phòng trị: Dùng Basudin 10H đều với cát rãi chung quanh gốc cây hay tổ kiến, hoặc phun các loại thuốc trừ sâu nh­ Decis 2,5 ND, Cyperan 10EC, Diazan 60 EC..., nồng độ 0,2% lên thân cành. Thu gom thân cành lá khô vào mùa nắng để tránh cho kiến ẩn náo.
2.Bọ xít (Cyclopelta obscura).
Th­ờng gây hại trên cây từ giai đoạn có nụ hoa đến khi hình thành trái. Bọ xít chích hút nhựa tạo các vết thâm đen rất nhỏ trên trái làm giảm phẩm chất, không xuất khẩu đ­ợc.
Cách phòng trị: Phun các loại thuốc nh­ Trebon 10EC, Confidor 100 SL, Admine 50 EC, Bassan 50 ND, Applaud 10 WP nồng độ 0,2%.
3.Ruồi đục trái.
Thành trùng gọi là ruồi đục trái, ấu trùng gọi là giòi đục vào bên trong trái làm thối phần thịt trái.Trái bị thối hoặc bị h­ hại hoàn toàn nên không tiêu thụ hoặc xuất khẩu đ­ợc. Các v­ờn bị phá hại nhiều có thể làm thiệt hại đến 1/3 năng suất.
Cách phòng trị: Phun các loại thuốc gốc Cúc nh­ thuốc trừ ruồi đục trái trên ổi, táo, xoài. Dùng chất dẫn dụ ruồi Vizubon D 1cc/bẫy, đợt 5-6 bẫy/100m2. Có thể bao trái (nh­ ổi Thái Lan), vì đơn giản, ít tốn công (thanh long ít trái hơn ổi) và hiệu quả.
Ngoài các loại côn trùng gây hại nêu trên cũng cần l­u ý phòng trị mối, rầy mềm và bảo vệ trái chín tránh thiệt hại do dơi, chim.
4.Bệnh thối cành.
Vết bệnh có màu nâu vàng, sủng n­ớc trên cành. Cành thanh long chuyển sang màu vàng, phần thịt bên ngoài thối rữa nhanh chỉ còn lại lõi cành. Bệnh th­ờng xuất hiện trên cành đã tr­ởng thành. Tác nhân gây hại ch­a rõ.
Cách phòng trị: Chặt bỏ ngay các cành bị bệnh. Phun các loại thuốc gốc đồng nh­ Copper -B 65 BHN hoặc Mancozeb 80 WP, Ridomil 25 WP, Manzate 80 WP, Bayfidan 25 EC nồng độ 0,15-0,2%.
5.Bệnh ghẻ.
Vỏ cành bị tróc, sần sùi, chạy dọc theo phần giữa cành.
Bệnh th­ờng xuất hiện trên cành tr­ởng thành đến già.
Cách phòng trị: Phun các loại thuốc nh­ trên.
Ngoài ra cũng cần l­u ý phòng trị bệnh bồ hóng (Capnodium sp.) để giúp cây sinh tr­ởng khỏe.
Nguồn: Cây ăn trái Đồng bằng Sông Cửu Long. Sở KHCNMT An Giang
Read more…

Tổng hợp Sâu Và bệnh hại trên Thanh long


1.Sâu hại cây Thanh Long
Hình
Đặc điểm và Triệu chứng gây hại
Thuốc sử dụng
1. KIẾN LỬA
Kiến có màu nâu đỏ, ấu trùng không gây hại. Thành trùng cắn, đục phá các cành non, cành già và làm hư hom giống. Tấn công trên trái và tai lá làm giảm giá trị thương phẩm. Vườn cây lâu năm kiến lửa đục phá cả phần gốc ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.
2. KIẾN RIỆN
Thành trùng màu nâu đen, loài này thường sinh sản và trú ẩn ở các cành khô và vỏ thân của các cây trụ. Kiến riện đục phá nụ hoa, trái non và trái chín làm giảm giá trị thương phẩm.

3. NGÂU (BỌ CÁNH CỨNG)
Thành trùng là loài bọ cánh cứng màu nâu đen, rất bóng, trên cánh có những mảng màu trắng rất đặc trưng. Thành trùng gây hại bằng cách đục phá cành non, cành già và cả nụ hoa làm ảnh huởng đến tỷ lệ đậu trái.
4. RỆP SÁP
Rệp chích hút nhựa ở tất cả các bộ phận của cây: cành non, nụ hoa, trái, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ đậu trái. Chất thải của rệp tạo điền kiện cho nấm bồ hóng phát triển. Rệp tấn công dưới rễ làm cho cây bị vàng, còi cọc, trái nhỏ, giảm năng suất.

5. BỌ TRĨ
Bọ trĩ thường tấn công trên hoa và trái non. Gây hại bằng cách chích hút nhựa cây làm ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu trái và giảm giá trị thương phẩm.
6. RẦY MỀM
Rầy mềm có nhiều loại gây hại trên hoa và trái chích hút nhựa làm hoa bị rụng. Trên trái để lại những vết chích nhỏ, khi chín bị mất màu đỏ tự nhiên, giảm giá trị thương phẩm. Khí hậu khô nóng làm gia tăng mật số gây hại của rầy mềm.
7. RUỒI ĐỤC TRÁI
Gồm nhiều loài, gây hại chủ yếu trên hoa và trái, đặc biệt trên trái sắp thu hoạch. Mật số cao làm trái bị rụng, ảnh hưởng đến năng suất.

8. TUYẾN TRÙNG
Tuyến trùng chích hút hoặc chui vào trong rễ làm cho rễ cây phình ra tạo thành các khối u (bướu rễ), làm cho cây chậm phát triển, còi cọc. Những vết chích tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập vào trong cây.
9. ỐC SÊN, ỐC BƯƠU
Tập trung nhiều ở phần gốc cây, cạp vỏ cây, leo lên thân và cạp thân, trái làm giảm năng suất, giá trị thương phẩm.
2. Bệnh hại cây Thanh Long
Hình
Đặc điểm và Triệu chứng gây hại
Thuốc sử dụng
1. BỆNH THỐI CÀNH
Do nấm. Bệnh xuất hiện quanh năm, phát triển nặng trong điều kiện nóng ẩm và thường tấn công trên những cành đã trưởng thành. Đầu tiên là những vết sũng nước màu nâu, lây lan rất nhanh, làm thối cành mở đường cho vi khuẩn tấn công và có mùi hôi, sau đó phần mô này bị mất chỉ còn lại phần lõi gỗ ở giữa, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Bệnh nặng làm cho cả trụ thanh long bị chết.

2. BỆNH THỐI ĐẦU CÀNH
Nấm gây hại trên đầu các cành non. Đầu tiên phần đầu cành chuyển sang màu vàng, vết bệnh mềm, thối và sũng nước. Bệnh nặng làm cho cây bị chết ngọn và cành không thể phát triển được.
3. BỆNH ĐỐM NÂU THÂN CÀNH
Do nấm. Vết bệnh ban đầu là một chấm nhỏ màu nâu có viền màu nâu đậm hơn, sau đó lớn dần tạo thành những đốm gần tròn như mắt cua. Vết bệnh này có thể lớn rộng và lan dài dọc thân. Gặp điều kiện ẩm độ cao, buổi sáng có sương mù nhiều bệnh phát triển rất nhanh.
4. BỆNH NÁM CÀNH
Nắng nóng làm bỏng mô cây tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Vết bệnh đầu tiên là vết cháy nắng sau đó tại chỗ cháy nắng có một màng mỏng màu xám tro, nhám do nấm lớp mốc phát triển.

5. BỆNH THÁN THƯ
Do nấm. Trên cành vết bệnh bắt đầu từ mép cành lan dần vào bên trong. Vết bệnh dạng gần tròn hay bất định, tâm có màu nâu đỏ đặc trưng bởi những vòng đồng tâm màu nâu sậm. Trên trái vết bệnh là những đốm tròn hoặc gần tròn, có tâm màu nâu đỏ, lõm xuống, xung quanh có những vòng đồng tâm màu nâu sậm. Bệnh nặng có thể gây thối khô trái.

Read more…

Quy trình quản lý bệnh đốm trắng tạm thời trên cây thanh long tại các tỉnh phía Nam

Bệnh đốm trắng thanh long hay còn gọi là bệnh đốm nâu, tắc kè, bệnh ma là những tên gọi khác nhau mà bà con nông dân trồng thanh long ở Bình Thuận, Tiền Giang và Long An đặt tên cho một loại dịch hại mới phát sinh, gây thiệt hại nghiêm trọng và có xu hướng ngày càng lan rộng.
Trong khi chờ đợi nghiên cứu sâu hơn và xây dựng quy trình quản lý hiệu quả và bền vững cho bệnh này trên cây thanh long, Viện CĂQ miền Nam đã tiến hành nghiên cứu và đạt được một số kết quả bước đầu rất có triển vọng có thể áp dụng vào SX.
Sau đây là Quy trình quản lý bệnh đốm trắng tạm thời trên cây thanh long tại các tỉnh phía Nam:
QUY TRÌNH
QUẢN LÝ BỆNH ĐỐM TRẮNG (Neoscytalidium dimidiatum)TẠM THỜI TRÊN CÂY THANH LONG (Hylocereus undatus L.) TẠI CÁC TỈNH PHÍA NAM
1. Phạm vi áp dụng
            Qui trình quản lý bệnh đốm trắng tạm thời trên cây thanh long được áp dụng cho vùng trồng thanh long ở các tỉnh phía Nam.
2. Bệnh đốm trắng
             Bệnh đốm trắng hay còn gọi là bệnh đốm nâu, tắc kè, bệnh ma là những tên gọi khác nhau mà bà con nông dân trồng thanh long ở Bình Thuận, Tiền Giang và Long An đặt cho một loại dịch hại mới phát sinh, gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng tráithanh long và có xu hướng ngày càng phát triển và lây lan rộng trên diện lớn, ảnh hưởng đến xuất khẩu.
2.1. Triệu chứng:
Trên cànhKhi mới xuất hiện, vết bệnh là những chấm li ti (như vết kim châm) nhỏ hơi lõm vào bề mặt bẹ hoặc trái (Hình a) và chuyển sang màu trắng sau khoảng 3-4 ngày. Về sau vết bệnh  xuất hiện những chấm nhỏ màu cam ở vị trí trung tâm được bao bọc bởi vòng tròn màu vàng (10-20 ngày) (Hình b) và dần dần vết bệnh nổi lên thành đốm tròn màu nâu (18-20 ngày) (Hình c). 
Khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, các vết bệnh phát triển lan rộng ra, liên kết nhau thành từng mãng lớn làm sần sùi bề mặt cành (Hình d), trong một số trường hợp bệnh gây thối từng mảng lớn (Hình e).
Trên quả: Bệnh tấn công và gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của quả, đặc biệt ở giai đoạn sau trổ hoa và giai đoạn chuẩn bị chín. Triệu chứng bệnh gây hại trên quả cũng tương tự như trên cành và những quả nhiễm bệnh nặng thì không thể bán được (Hình f).
2.2. Tác nhân:  Dnấm Neoscytalidium dimidiatum gây ra.
2.3. Điều kiện phát sinh, phát triển: 
            Bệnh chủ yếu xuất hiện và tấn công mạnh vào mùa mưa (tháng 5-11dl). Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển từ 30-350C và ẩm độ ng cao tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tấn công và lây lan nhanh.
2.4. Nguồn bệnh và sự lây lan
          - Ở điều kiện ngoài đồng, bệnh thư­ờng tồn tại trong đất, tán cây, xác bả thực vật có trên vườn hoặc trên cành, trái bị bệnh không được tiêu huỷ.
            - Bệnh có thể lây lan thông qua gió, mưa bão, nước, dụng cụ cắt tỉa,…
 Hình a             Hình b   Hình c
   
               Hình d               Hình e               Hình f

       Hình : Bệnh đốm trắng với các triệu chứng gây hại khác nhau: a. vết kim châm; b. vết loét; c. vết bệnh nổi lên bề mặt và có màu nâu; d. vết bệnh liên kết với nhau thành từng mãng; e. bệnh tấn công trên trái.
3. Bệnh trình quản lý tổng hợp bệnh tạm thời
          Bệnh đốm trắng là loài dịch hại mới, khó quản lý và do tính đặc thù của cây thanh long là có khả năng ra hoa, mang quả gần như liên tục quanh năm nên việc phòng trị bệnh phải áp dụng nhiều giải pháp tổng hợp, đồng bộ và triệt để thì mới đạt hiệu quả cao.
3.1. Biện pháp vệ sinh đồng ruộng:
Đây là một trong những biện pháp quan trọng, ưu tiên hàng đầu trong công tác quản lý bệnh đốm trắng nhằm làm giảm nguồn bệnh hiện diện trên vườn, tránh sự phát tán và lây lan trong môi trường, bao gồm:
            - Thăm vườn thường xuyên, tỉa bỏ và tiêu huỷ triệt để bằng cách cắt và chôn sâu hoặc đốt các bộ phận cây, quả bị nhiễm bệnh. Tuyệt đối không được vứt bỏ trên mặt líp hay quăng xuống mương nước sẽ làm mầm bệnh dễ lây lan. Ngoài ra, có thể sử dụng máy băm cành thanh long để băm nhỏ cành bị nhiễm bệnh và ủ hoai sử dụng làm phân hữu cơ. Đây là cách làm hiệu quả nhất đối với những nông hộ không có điều kiện tiêu huỷ bằng cách chôn sâu.
            - Nên tiến hành cắt tỉa sau  mỗi vụ thu hoạch hay cắt tỉa định kỳ để loại bỏ bớt những cành vô hiệu, cành ốm yếu, cành nằm sâu bên trong tán để tạo điều kiện thông thoáng cho vườn cây dễ phun xịt, thuốc tiếp xúc đều và phun sát trùng vết thương bằng nhóm thuốc gốc đồng.
            - Nên vệ sinh dụng cụ, quần áo bảo hộ lao động sạch sẽ trước, trong và sau khi sử dụng. Đặc biệt chú ý nên khử trùng đối với dụng cụ cắt tỉa (kéo cắt cành, liềm) bằng dung dịch khử trùng (cồn 700) khi phải cắt tỉa từ cây bị nhiễm bệnh sang cây khoẻ. 
3.2. Biện pháp canh tác
- Bón phân N-P-K, trung vi lượng cân đối, đầy đủ và hợp lý theo quy trình kỹ thuật của các cơ quan chuyên môn khuyến cáo. Chú ý không nên bón quá nhiều phân đạm (hoặc phân bón lá) để thúc cây ra đọt non và bón bổ sung nhiều phân hữu cơ hoai mục kết hợp với nấm đối kháng Trichoderma cho cây.
            - Dọn sạch cỏ và tạo điều kiện thoát nước tốt, nhanh chóng cho vườn thanh long trong mùa mưa bão. Đối với những vườn được trồng bằng trụ sống (me tây) phải khống chế tối đa sự che phủ phía trên đầu (đỉnh) trụ để tạo điều kiện thuận lợi cho cành thanh long có thể nhận được ánh sáng được đầy đủ hơn. 
            - Tăng cường chăm sóc vườn cây đầy đủ hơn (bón phân, phun thuốc BVTV,…) đối với vụ thuận (mùa mưa).
            - Tránh sử dụng nguồn nước ô nhiễm bệnh (do quăng cành, quả nhiễm bệnh xuống kênh, ao) để tưới trực tiếp lên tán cây (tưới qua gốc). Nên quản lý kỹ nguồn nước tưới.
            - Đối với những vùng đất có pH đất thấp, nên bón vôi định kỳ 1-2 lần/năm vào cuối mùa nắng và giữa mùa mưa (liều lượng bón 100-120kg/1.000m2).   
            - Điều chỉnh số lần xử lý ra hoa nghịch vụ phù hợp vào tình hình sức khoẻ, sinh trưởng của vườn cây, tránh khai thác quá mức dẫn đến cây suy kiệt và dễ bị bệnh tấn công.  
3.3. Biện pháp sinh học:
            - Tăng cường sử dụng chế phẩm vi sinh có lợi (nấm Trichoderma) kết hợp với bón phân hữu cơ đã ủ hoai mục, chế biến để bón cho cây.
3.4. Biện pháp giống:
            Khi có nhu cầu trồng mới, nên lựa chọn hom giống khoẻ từ những cây, vườn thanh long không bị nhiễm bệnh hoặc mua từ những cơ sở, đơn vị sản xuất kinh doanh cây giống có uy tín và chất lượng.
3.5. Biện pháp hoá học:
            Bệnh đốm trắng chủ yếu tấn công chủ yếu vào thời điểm mùa mưa và gây hại nặng trên các bộ phận non của cây, do đó cần có kế hoạch quản lý việc phun xịt thuốc BVTV để công tác phòng trị bệnh đảm bảo đạt hiệu cao nhất và an toàn.
            - Sau khi thu hoạch quả cuối vụ, cắt tỉa cành nhiễm bệnh, cành vô hiệu để tạo điều kiện thông thoáng và có thể phun ướt đều khử trùng toàn bộ tán cây bằng nhóm thuốc trừ nấm phổ rộng (gốc đồng,…). Đặc biệt đối với những vườn cây lâu năm, ít cắt tỉa và nhiễm bệnh nặng cần phải phun thuốc thật kỹ phía bên trong tán.
            - Khi bệnh mới xuất hiện, tiến hành phun thuốc càng sớm càng tốt, chú ý phun luân phiên các loại thuốc chứa hoạt chất Mancozeb, Carbendazim + Hexaconazole,Propiconazole 7-10 ngày/lần tuỳ vào điều kiện thời tiết. Chú ý phun kết hợp với chất hỗ trợ bám dính (Siloxane Alkoxylate, Latex polymer blend, Siloxanepolyalkyleneoxide) theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất nhằm giúp thuốc lan tỏa tốt, gia tăng hiệu quả sử dụng thuốc.
            Chú ý: Phải phun ướt đều toàn tán cây, kể cả những cành phía bên trong tán, Khi phun xịt thuốc ở giai đoạn chuẩn bị thu hoạch trái phải tuyệt đối tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng và đảm bảo thời gian cách ly thuốc an toàn.
            Phòng trừ trên diện rộng: Để quản lý hiệu quả bệnh đốm trắng thì việc vệ sinh đồng ruộng phải được thực hiện một cách triệt để, áp dụng nhiều giải pháp quản lý tổng hợp đồng loạt và trên diện rộng (tính cộng đồng)./.
   Viện Cây ăn quả miền Nam

Read more…

THANH LONG XÀO HẢI SẢN

thanh long xào hải sản
Nguyên liệu:
- Tôm, mực, sò điệp mỗi thứ 200 gram.
- 1 quả thanh long, 1 củ cà rốt, 2 cây cần tây,
- Gia vị: 2 muỗng hành tỏi băm, một ít hạt nêm, đường, tiêu, bột ngọt, dầu ăn.
Thực hiện:
Tôm bóc vỏ, bỏ chỉ lưng, chừa đuôi. Mực làm sạch, khứa mắc lưới, thái miếng vừa ăn. Sò điệp rã đông, rửa nhẹ tay với nước muối, để ráo. Thanh long thái hạt lựu lớn. Cà rốt gọt vỏ, tỉa hoa, thái khoanh mỏng. Cần tây rửa sạch, thái khúc.
Bắc chảo, cho 2 muỗng dầu, chờ nóng thì cho hành, tỏi băm vào phi thơm. Sau đó cho sò, tôm, mực vào xào sơ, nêm chút xíu gia vị, trút ra. Tiếp tục cho vào chảo ít dầu, xào cà rốt, thanh long, cần tây với chút tiêu và hạt nêm, đợi vừa chín tới thì cho tôm, mực vào, nêm lại gia vị cho vừa ăn, tắt bếp.
Trình bày: cho món xào vào lòng quả thanh long đã khoét ruột, bày lên đĩa. Có thể trang trí ngò rí, cà rốt tỉa hoa thêm cho đẹp.
Read more…

Kiến hại thanh long

Đặc điểm hình thái và cách gây hại:Có rất nhiều loài kiến gây hại cây thanh long, trong đó kiến lửa, kiến riện và kiến xám là gây hại quan trọng nhất.










a. Kiến riện:Thành trùng màu nâu đen, dài khoảng 2-3mm, di chuyển chậm. Thành trùng gây hại trực tiếp bằng cách đục phá nụ, quả non và quả chín làm ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm (Hình 1, 2và 3).Ngoài ra còn là nguyên nhân ban đầu gây ra hiện tượng ghẻ trên vỏ trái thanh long.
b. Kiến lửa:Kiến có màu nâu đỏ, chiều dài khoảng 3mm. Gây hại bằng cách đục phá cành non và nụ hoa trên các vườn cây lâu năm và đục phá cả phần gốc, làm hư hom giống và các cành thanh long non. Gây hại quan trọng vào mùa mưa, khi cây có nhiều đọt non và vào giai đoạn hình thành các nụ hoa.

 Biện pháp quản lý:- Thường xuyên vệ sinh vườn sạch sẽ nhằm tránh tạo điều kiện thuận lợi cho kiến trú ẩn và gây hại.
- Dùng cơm dừa, mỡ động vật, ruốc,..trộn với Fipronil (Regent 0.3G,..) rải lên đầu trụ thanh long hoặc xung quanh gốc thanh long để diệt kiến.- Ngoài ra, có thể sử dụng chế phẩm sinh học SOFRI - trừ kiến để phòng trị kiến.
Read more…

Rệp sáp hại thanh long

 Đặc điểm hình thái và cách gây hại:

                                                         Hình 1: rệp sáp hại thanh long
Đây là loại gây hại nghiêm trọng trên thanh long và chúng phát triển thích hợp trong điều kiện mùa khô.
Rệp sáp có hình oval. Con cái trưởng thành dài khoảng 2,5-4mm, chiều ngang khoảng 0,7-3mm. Cơ thể phủ sáp màu trắng. Nếu gạt lớp bột sáp ra cơ thể có màu vàng nhạt (Hình 1).Rệp gây hại trong suốt giai đoạn phát triển của quả từ khi còn nhỏ cho đến lúc chín. Chúng chích hút trên quả và tai trái. Đối với rệp sáp hại bộ phận dưới mặt đất thì chúng được bao bọc bởi một lớp sáp dày xung quanh nên việc phòng trị bằng thuốc hoá học ít hiệu quả.Trong quá trình sống rệp bài tiết ra mật ngọt tạo môi trường thích hợp cho mấm bồ hóng (Capnodium sp.) phát triển, làm quả bị phủ một lớp bồ hóng, màu đen bẩn, làm giảm phẩm chất quả.Rệp sáp sống cộng sinh với các loại kiến.

Biện pháp quản lý:Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện sớm rệp sáp. Tỉa bỏ và tiêu huỷ những bộ phận của cây nhiễm rệp sáp nặng.Phun thuốc diệt trừ rệp kịp thời nhất là ở giai đoạn cây đang có bông, trái non, trái đang phát triển. Các loại nông dược có thể sử dụng như: Fenitrothion + Fenpropathrin (Danitol S 50EC,…), Chlorpyrifos Ethyl (Mapy 48EC,...), Imidacloprid (Confidor 100SL, Imidan 10 EC,…), Buprofezin (Butyl 10WP, Apolo 10WP, 25WP...)…có thể pha thêm nước rửa chén để tăng hiệu quả của thuốc.Ngoài ra, cần chú ý diệt kiến nếu chúng xuất hiện đồng thời cùng với rệp sáp (kiến tha rệp sáp tìm nguồn thức ăn mới).
Read more…

Ruồi đục quả hại thanh long

Đặc điểm hình thái và cách gây hại:Bactrocera dorsalis Hendel được ghi nhận xuất hiện nhiều trên một số vùng trồng thanh long tại tỉnh Tiền Giang, Long An và Bình Thuận, ruồi gây hại từ giai đoạn quả sắp chín.Con trưởng thành là một loại ruồi màu nâu. Bụng thành trùng tròn giống bụng ong và cuối bụng nhọn. Trên phía lưng của bụng có 2 vệt đậm đen hình chữ T, kích thước của ruồi có thể dài đến 7mm, con đực nhỏ (Hình 2) hơn con cái.Ruồi cái có kim đẻ trứng dài và nhọn ở cuối bụng chọc thủng vỏ, đẻ trứng vào trong vùng tiếp giáp giữa vỏ và thịt quả (Hình 1). Vết chích rất nhỏ chỉ nhìn thấy từ vết mủ chảy ra.Dòi nở ra đục ngay vào trong quả ăn phần mềm, thảy phân tạo điều kiện cho vi sinh vật, nấm phát triển, làm cho quả hư và rụng. Khi đủ sức dòi chui ra búng mình xuống đất hóa nhộng (Hình 3 và 4).





Biện pháp quản lý:Thu gom những trái bị nhiễm ruồi đục ra khỏi vườn, chôn thật sâu dưới đất để diệt nhộng trong đất.Nên thu hoạch ngay khi trái đạt độ chín thu hoạch.Sử dụng SOFRI- Protein tiêu diệt cả thành trùng đực và cái do bị hấp dẫn bởi những nguồn protein;Methyl Eugenol kết hợp với bẩy vàng tiêu diệt ruồi đực. Hoặc cũng có thể sử dụng các loại thuốc để phun như Fipronil (Regent 800 WP,…), Spinosad (Success 25 SC,...)Để quản lý ruồi đục quả đạt hiệu quả cao, cần lưu ý là phải thực hiện trên diện rộng và đồng loạt. 
Read more…

Rầy mềm hại thanh long

Đặc điểm hình thái và cách gây hại:
Rầy mềm có kích thước rất nhỏ, hình bầu dục, màu đỏ hồng hoặc màu nâu đen, mềm yếu. Thành trùng cái có cánh hoặc không cánh (Hình 1 và 2).
Rầy thường tập trung bu bám ở mặt dưới của quả non, đặc biệt ở tai trái, cành non, nụ hoa và hoa để chích hút nhựa của các bộ phận này (Hình 3), làm cho tai trái biến dạng, trái phát triển còi cọc, giảm khả năng sinh trưởng của cây. Nụ hoa, hoa và trái non không phát triển, nếu nặng sẽ bị vàng, khô héo và rụng.
Rầy thải ra mật ngọt kích thích nấm bồ hóng phát triển trên cành làm giảm khả năng quang hợp, làm giảm giá trị thương phẩm trái.

Biện pháp quản lý:- Thăm vườn thường xuyên, khi phát hiện các bộ phận của cây bị nhiễm nặng rầy mềm có thể cắt bỏ và tiêu huỷ để tránh sự lây lan trong vườn.- Bón phân đầy đủ, cân đối và tránh bón dư thừa phân đạm cho cây.Cần có biện pháp bảo vệ quần thể thiên địch sẳn có trong vườn: bọ rùa, ruồi và các loài ong ký sinh,… không nên phun thuốc tràn lan, chỉ phun trực tiếp vào những bộ phận cây có rầy bu bám (cành non, nụ hoa, hoa và quả non).- Sử dụng các loại thuốc như: Imidacloprid (Confidor 100SL, Imidan 10EC,…), Lambda -cyhalothrin (Karate 2.5EC,…), Abamectin (Abatimec 3.6EC, Abatox 1.8EC, 3.6EC,…), Buprofezin (Butyl 10 WP, Apolo 10WP, 25WP,…), dầu khoáng SK Enspray 99EC.
Read more…

Bọ xít hại thanh long

 Đặc điểm hình thái và cách gây hại:


Hình 1: Bọ xít xanh



Có rất nhiều loài bọ xít gây hại trên cây thanh long (Hình 1, 2 và 3)
Bọ xít gây hại trên thanh long từ khi có nụ hoa đến khi quả lớn. Bọ xít gây hại bằng cách chích hút nhựa, để lại những vết chích rất nhỏ, khi quả chín nơi các vết chích sẽ xuất hiện các đốm đen, làm quả mất giá trị thương phẩm.

Biện pháp quản lý:Khi mật số bọ xít cao, có thể phòng trị bằng các loại thuốc như Cypermethrin (Cyrux 25EC,...), Fenitrothion + Fenvalerate (Hosithion 30ND, Vifensu 30 EC...), Lambda –cyhalothrin (Karate 2.5EC,...)
Read more…