Mô hình tưới thanh long tiết kiệm nước mùa khô hạn

BT- Nắng nhiều, mưa ít, nhiệt độ quanh năm cao kết hợp với độ ẩm trong không khí thấp khiến Bình Thuận trở thành một trong những địa phương khô hạn nhất cả nước. Thế nhưng một nghịch lý đang tồn tại, lượng nước tưới tiêu trong nông nghiệp ngày một giảm sút nhưng chính người nông dân lại đang phung phí nguồn nước quý hiếm bởi cách canh tác cây trồng chưa khoa học.  
Bà Nguyễn Thị Vang (phía sau) với mô hình tưới tiết kiệm nước bằng công nghệ Israel tại vườn thanh long
Khát nước từ nông thôn đến thành thị
Trong những ngày này, đi đến đâu chúng ta cũng nghe câu chuyện về thiếu nước sạch sinh hoạt và nước tưới tiêu trong nông nghiệp. Ngay tại trung tâm TP. Phan Thiết, việc tìm nguồn nước để duy trì sự sống cho các cây trồng đang hết sức khó khăn. Đến xã vùng ven Thiện Nghiệp trong những ngày này, chúng ta sẽ dễ dàng cảm nhận tình hình khô hạn hơn cả. Vườn xoài với 20 gốc đang ở độ tuổi cho trái của gia đình ông Đỗ Khắc Hối – thôn Thiện An, xã Thiện Nghiệp hiện đang héo mòn. Cũng thời điểm này năm ngoái, từ vườn xoài này, gia đình ông thu nhập hơn 20 triệu đồng. Thế nhưng hiện nay, ông Hối vẫn chưa hái bán được lứa nào, lý do nắng hạn.
Ở xã Thiện Nghiệp thời gian này, không khó để bắt  gặp hình ảnh các cây trồng bị chết khô hoặc phải chặt bỏ vì thiếu nước. Ngay cả nước sinh hoạt cho người dân cũng phải chuyên chở từng can nhựa thì lấy đâu ra nước cho cây trồng. Mùa khô hạn không chỉ diễn ra ở xã vùng ven Thiện Nghiệp mà hầu hết các địa phương sản xuất nông nghiệp ở TP. Phan Thiết đều đang gặp khó. Ngay cả xã gần trung tâm thành phố là Phong Nẫm, tình trạng thiếu nước cho cây trồng cũng đang hết sức căng thẳng. Chùm Bầu - kênh mương dẫn nước từ đập Cà Giang về hai thôn Xuân Hòa, Xuân Phú để phục vụ tưới tiêu nông nghiệp những ngày khô hạn vừa qua cạn trơ đáy. Một, hai cơn mưa rào đầu mùa cũng chỉ giúp lòng kênh bớt hốc nắng và giải quyết tạm thời cháy nắng ở các vườn thanh long dọc kênh.
Vườn thanh long 800 trụ của gia đình ông Nguyễn Văn Trúc – thôn Xuân Phú, xã Phong Nẫm có hơn chục năm tuổi. Trong những ngày nắng hạn cao điểm, nước kênh cạn khiến cây thanh long gần như chết mòn. Với diện tích mặt nước 200 m2, sâu 4,5 m, ao nước gần nhà giúp ông duy trì sự sống cho vườn thanh long. Nói là duy trì bởi lượng nước trong ao cũng chỉ có thể giúp ông tưới những khu vực thanh long đang có trái, số trụ còn lại chỉ tưới được 10 – 20% lượng nước.
Tình trạng thiếu hụt nguồn nước tưới không chỉ diễn ra ở Xuân Hòa mà còn xuất hiện ở tất cả các thôn trong xã Phong Nẫm. Hiện nay, toàn xã có khoảng 110ha canh tác cây thanh long, trong đó khoảng 60% diện tích thanh long được tưới bằng hệ thống nước thủy lợi. Ngoài kênh Chùm Bầu tiếp nước từ đập Cà Giang, thì sản xuất nông nghiệp tại Phong Nẫm còn được hỗ trợ bởi kênh mương nội đồng từ đập Cẩm Hang (Hàm Thuận Bắc). Điểm chung là hệ thống kênh mương này chỉ duy trì nước tưới đến quãng thời gian 2/3 mùa khô, thời gian còn lại người dân hầu như phải “tự bơi”. Ngoài ra, trong số 110ha canh tác cây thanh long ở Phong Nẫm có 40% diện tích thanh long được tưới bằng hệ thống mạch nước ngầm và được canh tác bởi những hộ có diện tích sản xuất nhỏ lẻ. Và các mạch nước ngầm này cũng đang hụt dần.
Để chống khô hạn, vừa qua hộ ông Đỗ Ngọc Thu – thôn Thiện Sơn, xã Thiện Nghiệp đã khoan giếng. Mặc dù khoan hơn 30 m nhưng máy khoan chỉ gặp toàn đất với đá. Để cứu cho vườn xoài của gia đình và tìm kiếm nguồn nước sinh hoạt, ông Thu đào thêm 2 giếng nước, với độ sâu gia tăng nhưng nguồn nước vẫn là vô vọng. “Gia đình tôi giờ cũng chưa biết xoay xở đâu ra nguồn nước để sinh hoạt và tưới tiêu. Cái giếng đầu tiên mình đào hơn 20 m, có chút nước rồi ngưng. Tôi khoan tiếp 2 cái nữa đều trên 30m nhưng cũng không có nước, chỉ toàn gặp đá” - ông Đỗ Ngọc Thu nói. 
70% lượng nước tưới bị lãng phí
 Biện pháp tưới phổ biến cho thanh long được nông dân sử dụng hiện nay là tưới gốc. Đây là kỹ thuật dùng máy bơm áp lực cao bơm vào đường ống và người lao động cầm ống tưới từng gốc cây. Với cách tưới thủ công cầm tay như thế này thì mức tiêu hao nước khoảng 4.800 – 5.200 m3nước/ha/năm. Trong khi đó, lượng nước thẩm thấu vào lòng đất chỉ đạt khoảng 30%. Bên cạnh đó người dân khi tưới thủ công cho cây thanh long theo phương pháp tưới phun cầm tay thường làm cho đất bị bão hòa nước, tạo ra dòng chảy mặt, dẫn đến đất bị rửa trôi các chất màu mỡ hoặc hóa lầy sau khi tưới. Như vậy, việc sử dụng nước bị tiêu hao gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Trở lại với câu chuyện những vườn thanh long thiếu nước tại xã Phong Nẫm, ngay giữa những ngày nắng hạn này, 180 trụ thanh long của bà Nguyễn Thị Vang ở thôn Xuân Phú vẫn xanh mượt cho dù lượng nước tưới dự trữ không nhiều hơn các hộ khác. Và sự khác biệt đến từ hệ thống tưới nhỏ giọt. Đây là vườn thanh long duy nhất tại Phong Nẫm áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt sử dụng dây Microdrip của Israel. Bà Vang cho biết, mô hình tưới nước tiết kiệm được bà áp dụng từ năm 2012. “Qua thời gian theo dõi, tôi nhận thấy công nghệ này giúp vườn thanh long nâng cao năng suất cây trồng từ 25 - 50% so với cách tưới truyền thống trước đây. Tưới nhỏ giọt thì nước được tưới đều cả khu đất và nông dân có thể tưới nhiều lần trong ngày, giảm được từ 40 - 60% lượng nước tưới hoang phí, tiết kiệm từ 40 - 60% chi phí điện để chạy máy bơm nước, do thời gian tưới ngắn hơn. Giá đầu tư thiết bị hiện nay bình quân khoảng 50.000 đồng/trụ, cũng khá cao nhưng nếu tính toán kỹ thì chấp nhận được khi lợi công, tiết kiệm điện và nước bơm tưới…” - bà Nguyễn Thị Vang chia sẻ. Được biết, hệ thống tưới nhỏ giọt bằng dây Microdrip của Israel, ngoài tưới nước còn có thể sử dụng để bón phân cho cây thanh long. Riêng việc sử dụng thiết bị châm phân trực tiếp vào hệ thống tưới đã tiết kiệm từ 30 - 40% lượng phân bón. Ngoài ra, trong điều kiện bình thường, việc tưới phun vào buổi sáng sớm cũng như chiều tối còn hạn chế được nhiều loại sâu hại, giúp nông dân hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà chất lượng sản phẩm vẫn cao hơn.
Tại Bình Thuận, ngoài công nghệ tưới nhỏ giọt sử dụng dây Microdrip của Israel, nhiều vườn thanh long đã áp dụng nhiều mô hình tưới tiên tiến khác như: tưới nhỏ giọt ngầm, tưới phun mưa và tưới phun sương. Trong số này, dự án tưới tiết kiệm nước cho cây thanh long bằng hệ thống tưới phun mưa của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Bình Thuận thực hiện tại xã Hồng Sơn (Hàm Thuận Bắc) được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đánh giá cao. Dự án này tiết kiệm 50 – 60% lượng nước tưới so với cách tưới truyền thống, giảm chi phí tiền điện, công tưới và không cần ủ rơm cho gốc thanh long. Thực tế qua áp dụng các mô hình tưới nước tiết kiệm nói chung đã và đang mang lại hiệu quả khá khả quan, được biểu hiện trên các mặt: Quản lý dinh dưỡng cây trồng, tiết kiệm nước, tiết kiệm phân bón, tăng năng suất, tăng chất lượng, giảm phòng trừ cỏ dại, giảm nấm bệnh, giảm ô nhiễm môi trường, cơ giới hóa sản xuất hàng hóa quy mô lớn…
Trong những ngày cao điểm mùa khô này, hầu như nhiều địa phương trong tỉnh đang phải gồng mình chịu hạn. Do vậy, việc thay đổi cách tưới truyền thống (trung bình lãng phí 70% lượng nước) để chuyển đổi sang những mô hình tưới tiết kiệm là việc nên làm và cần làm ngay, để góp phần cùng Nhà nước chắt chiu nước tưới tiêu cho thanh long.
 CHÂU TỈNH
Read more…

Trên 730 ha thanh long nhiễm đốm trắng

BTO - Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Thuận, đến nay trên địa bàn tỉnh có 732 ha thanh long bị bệnh đốm trắng. Trong đó, không có diện tích nhiễm nặng, diện tích nhiễm nhẹ 697 ha (tỉ lệ bệnh < 5 %), 35 ha nhiễm trung bình (tỉ lệ bệnh 5 – 25 %), tăng 302,5 ha so với tuần trước và tăng 538 ha so với cùng kỳ năm 2014.

Bệnh đốm trắng trên thanh long chủ yếu ở huyện Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam. Ngoài ra, một số bệnh thán thư có diện tích nhiễm gần 400 ha, tăng 32 ha so với tuần trước và tăng 265 ha so với cùng kỳ năm 2014. Chủ yếu ở huyện Hàm Thuận Bắc. Diện tích nhiễm bệnh vàng cành 1.440 ha, ở toàn vùng trồng thanh long...

Được biết, hiện nay thời tiết đang vào giai đoạn chuyển mùa, trời mưa và nắng nóng làm độ ẩm không khí tăng. Đây là môi trường thuận lợi cho bệnh đốm trắng phát sinh, lây lan nên tăng diện tích nhiễm và mức độ nhiễm bệnh trên cành non và các lứa trái vụ mùa. Bên cạnh đó, bệnh vàng cành, rệp sáp tiếp tục phát sinh gây hại trên các vùng trồng thanh long, do trời vẫn còn nắng nóng, nhiệt độ ban ngày cao. Theo cảnh báo của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, hiện nay bệnh đốm trắng đang tăng cả về mức độ và diện tích nhiễm nên các Trạm BVTV cần đẩy mạnh phối hợp cùng cán bộ xã, thị trấn khuyến cáo nông dân tích cực thực hiện cắt tỉa, thu gom và tiêu hủy cành, trái thanh long bệnh, cành vô hiệu bằng chế phẩm vi sinh vật BIO – ADB. Qua đó, nhằm hạn chế tối đa mầm bệnh tồn tại trong vườn trồng thanh long và cắt cỏ vệ sinh vườn thông thoáng. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân Quy trình kỹ thuật phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long (quy trình sửa đổi, bổ sung) của Cục bảo vệ thực vật đã ban hành. Đặc biệt vận động nông dân không dồn cành bệnh được cắt tỉa ra để dọc theo rìa vườn, lối đi vì đây chính là các điểm lưu tồn, phát tán nguồn bệnh.
Tác giả bài viết: K. Hằng
Nguồn tin: Báo Bình Thuận
Read more…

Giá thanh long bình thuận

Giá thanh long bình thuận luôn được website cập nhật thông sớm nhất tại địa chỉ:
sau:
http://www.cây-thanhlong.vn/p/gia-thanh-long.html

hoặc qua Fanpage:

Thanh Long-Ẩm Thực-Du Lịch Bình Thuận

Hy vọng luôn luôn được phục vụ bà con Sớm nhất

Read more…

Thuyết minh về cây Thanh Long

Thanh long có tên tiếng Anh là Pitahaya hay còn gọi là Dragon fruit, thuộc họ xương rồng (Cactaceae), có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia.

Trên thế giới, cây thanh long được xem như là một cây ăn trái mới được phát hiện và đưa lên thành hàng hóa trong vài năm gần đây. Việt Nam hiện nay là nước duy nhất ở Đông Nam Á có trồng Thanh Long tương đối tập trung trên quy mô thương mại với diện tích ước tính khoảng 2.000 ha trong đó Bình Thuận chiếm 1.000 ha. Cây Thanh Long là cây có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi nên được trồng ở những vùng nóng. Đặc biệt cây Thanh Long có hiện tượng rụng nụ, cây này có vòng chín 3 lần. Từ xanh sang đỏ, từ đỏ sang xanh, từ xanh sang đỏ sậm đến lần chín thứ 3 là lần chín cuối cùng và là lần ngon nhất của trái Thanh Long nhưng làm vậy cây sẽ mất sức nên nhà vườn chỉ để chín lần 2 là bán ra thị trường.

Quả của nó 3 dạng, tất cả đều có vỏ giống như da và có một chút lá, đó là: ruột trắng với vỏ hồng hay đỏ, ruột đỏ với vỏ hồng hay đỏ và ruột trắng với vỏ vàng.

Về Thanh long ruột trắng, loại này được trồng phổ biến ở các tỉnh nam Trung Bộ và Nam Bộ nhưng thương hiệu nổi tiếng nhất là ở Bình Thuận. Loại này sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có cường độ ánh sáng cao và toàn phần. Được trồng trên nhiều loại đất khác nhau.

Về Thanh long ruột đỏ, loại này hiện nay được trồng ở một vài nơi ở Bình Thuân, có yêu cầu về sinh trưởng và dinh dưỡng cao, vì vậy nên loại này rất khó trồng.

Các hạt giống như hạt vừng đen nằm lẫn lộn trong ruột. Lớp cùi thịt trong ruột thường được ăn dưới dạng quả tươi, có mùi vị thơm dịu, ngọt vừa phải và ít cung cấp calo. Quả có thể chế biến thành nước quả hay rượu vang, hoa có thể ăn hay ngâm vào nước giống như chè. Mặc dù các hạt bé tí xíu của chúng được ăn với thịt của ruột quả nhưng chúng không bị tiêu hoá.

Hoa của Thanh Long chỉ nở vào ban đêm ( khoảng 7h tối theo giờ Việt Nam) hoa màu trắng có mùi thơm tỏa ra, bông hoa nở tròn lớn cho nên còn được gọi là “hoa trăng” hay “ nữ hoàng của đêm”, bên trong nhụy chứa nhiều bột mịn có hương thơm. Vì vậy ngoài việc nuôi trồng ăn trái, thanh long cũng được trồng làm cây cảnh.
Thanh long cần bám vào cây trụ, do đó phải chuẩn bị cây trụ trước khi đặt hom giống. Có thể dùng trụ bằng gỗ hay xi măng cốt thép. Tuy nhiên nếu dùng trụ ximăng cần chú ý vào mùa nắng trụ hấp thụ nhiệt rất mạnh, dễ làm đứt các rễ khí sinh của thanh long, nên dùng rơm rạ, lá chuối hay bao tải bao một lớp mỏng xung quanh trụ để giảm bớt hấp thụ nhiệt và tưới lên trụ vào sáng sớm hay chiều tối. Trồng trụ thẳng, trên đầu trụ đóng thêm giá đỡ hình chữ (+) hoặc đóng nẹp hai bên mép trụ giúp thanh long có chỗ bám trên đầu trụ, cành thanh long sẽ rũ xuống.

Những cây thanh long thảng hàng ngay lối với những nhánh cây vươn lên như đầu của chàng Gulit khổng lồ. Trái thanh long trông như một búp hoa vươn lên với những tay màu xanh đầy xuất sống. Thanh long Bình Thuận rất ngọt và tươi. Và gía của thanh long tại Bình Thuận rất rẻ, chỉ vài ngàn đồng một ký. Đó là chưa kể bạn có thể thăm quan vườn thanh long và xin một nhánh về trồng tại nhà. Nó sẽ mọc rất nhanh và khoẻ mạnh. Bạn có thể biết là thanh long hiện nay ở Bình Thuận đang được xuất khẩu và bán tại nhiều thị trường trên thế giới như: Đài Loan, Singapore, HongKong, Nhật Bản…. và các nước Châu Âu.
Read more…

Nguồn gốc xuất xứ của cây thanh long


Bình Thuận là nơi nổi tiếng về cây thanh long. Thanh long có tên tiếng Anh là Pitahaya hay còn gọi là Dragon fruit, thuộc họ xương rồng (Cactaceae), có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia. Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á trồng và xuất khẩu thanh long. Việt Nam có tổng diện tích trồng thanh long khoảng 2000 ha, vậy phân nửa diện tích còn lại nằm ở Long An, Tiền Giang và các nơi khác. Chúng thích hợp trồng ở những vùng nóng, có cường độ ánh sáng mạnh. Cây mọc được trên nhiều loại đất khác nhau như đất xám bạc màu ở Bình Thuận, đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long, đất đỏ ở Long Khánh. 
Cây có hai loại rễ: địa sinh hút dinh dưỡng dưới đất, kí sinh bám vào thân cây để leo. Cây cho từ 3 đến 4 đợt cành, đợt cành thứ nhất là mẹ của đợt cành thứ hai. Thời gian ra hai đợt cành là từ 40 đến 50 ngày. 

Read more…

Hướng dẫn trồng cây thanh long

Thanh long là một cây dể trồng chịu hạn tốt.
Sau đây là một số bài viết về cách trồng và chăm sóc cây thanh long.


1.KỸ THUẬT TẠO GIỐNG THANH LONG


Read more…

Chữa rôm sẩy bằng quả cây thanh long

Dưới đây là một số công dụng rất tốt với sức khỏe của quả thanh long.
Thanh long là loại cây ăn quả được trồng khá phổ biến ở một số tỉnh miền nam Việt Nam, những nơi có khí hậu nóng. Đây là loại cây cho hoa đẹp, quả ngon, có nhiều chất dinh dưỡng, và đồng thời cũng là một vị thuốc thông dụng.

Thanh long còn được gọi là cây mắt rồng, tường liên, cây lòng chảo... thuộc họ xương rồng, là loại cây thân leo trườn dài tới 10m, bám vào giá thể nhờ những rễ phụ. Thân màu lục, có 3 cạnh dẹp khía tai bèo, thường hoá sừng ở các mép, gai không nhiều lắm, rất ngắn.
Hoa có đường kính tới 30cm, màu trắng hay vàng nhạt. Lá đài và cánh hoa nhiều, dính nhau thành ống; nhị nhiều; bầu dưới. Quả màu đỏ tươi, mọng nước, có phiến hoa còn lại, dài 18-20cm, đường kính từ 12-15cm. Sau lớp vỏ dầy màu đỏ là phần thịt màu trắng với nhiều hạt màu đen nhánh, nhỏ hơn hạt vừng. Thu hoạch quả vào mùa hè thu.
Thanh long có vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, nhuận tràng, chỉ khái hoá đàm, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm phế quản, lao phổi, viêm hạch bạch huyết, quai bị, mụn nhọt...
Quả thanh long rất tốt cho người bị rôm sẩy, mụn nhọt, táo bón
Thân cây có tác dụng thư cân hoạt lạc (giúp gân cốt co duỗi khoẻ khoắn và làm thông suốt các kinh lạc) và giải độc. Hoa có tác dụng bổ phế, trừ ho. Quả thanh long là một loại quả ăn giải nhiệt, nhuận tràng. Dùng quả ăn tươi rất tốt cho những người bị rôm sẩy, mụn nhọt, táo bón,...
Đặc biệt, chất nhầy trong quả thanh long giúp làm giảm cholesterol. Do đó, người béo phì, người có hàm lượng cholesterol cao, huyết áp tăng nên ăn thanh long. Thanh long còn thích hợp với người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp...
Thanh nhiệt, giải độc, chữa rôm sẩy, mụn nhọt, nhuận tràng: Dùng quả tươi ăn hàng ngày.
Chữa bỏng nhẹ: Thân cây thanh long gọt bỏ vỏ và gai, rửa thật sạch với nước muối loãng, giã nát lấy nước bôi hay dùng bã để đắp chỗ bỏng sẽ làm hết rát.
Chữa mụn nhọt, gãy xương kín: Thân cây thanh long (bỏ vỏ và gai) giã nát đắp vào vị trí tổn thương.
Chữa ho, viêm phế quản: Dùng 15 - 30g hoa tươi, sắc uống hoặc 10 - 12g khô sắc uống hoặc hãm thay trà để uống. Hoặc lấy 30g hoa thanh long nấu với thịt lợn nạc làm canh ăn, có tác dụng bổ phế, trừ ho.
Phòng chống bệnh scorbut (bệnh do thiếu hụt vitamin C kéo dài) và một số chứng chảy máu thông thường: Ăn mỗi ngày 600 - 700g quả thanh long (khoảng 2 quả to).
Theo EVA.VN
Read more…

Trị bệnh vàng cành trên thanh long

Trị bệnh vàng cành trên thanh long
Bệnh vàng cành thường xuất hiện trên cây thanh long vào mùa nắng, khi thời tiết thay đổi thất thường. Biểu hiện của bệnh là các cành trên cùng của đầu trụ chuyển sang màu vàng và chỉ phát sinh mạnh ở các cành phía Tây. Vườn chăm sóc kém, bón phân không cân đối hoặc vườn vừa thu hoạch, tỉ lệ bị bệnh thường cao hơn. 
Theo kỹ sư Trần Minh Tân, cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Thuận, đây là hiện tượng sinh lý bình thường của cây. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, các cành bị vàng sẽ thối, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của các lứa quả sau.
 Để hạn chế hiện tượng trên, bà con nên áp dụng một số biện pháp sau:
 - Đối với những vườn bị bệnh vàng cành nặng tuyệt đối không tưới nước vào buổi trưa nắng nóng, chỉ tưới nước lên đầu trụ lúc sáng sớm hay chiều mát.
 - Chăm sóc và bón phân kịp thời, cân đối NPK, không được bón dư đạm. Sử dụng các loại phân bón lá có hàm lượng lân, canxi, magiê cao; phun định kỳ 10-15 ngày/lần. 
- Ở những cành đã bị bệnh nặng (thối phần thịt lá), cần tỉa bỏ cành và tiêu hủy để ngăn ngừa sự lây lan hoặc cạo bỏ phần thịt lá bị bệnh, đồng thời tiến hành phun thuốc trừ bệnh. Có thể sử dụng các loại thuốc trừ bệnh gốc đồng như Norshield, Bordeaux; một số thuốc trừ nấm bệnh thông thường như Score...; phun 1-2 lần cho đến khi vết bệnh khô. 
Ngoài ra; có thể sử dụng một số thuốc trừ vi khuẩn thông thường có trong danh mục được phép sử dụng, tuyệt đối đảm bảo thời gian cách ly. Với cây đã mang trái hoặc trái gần thu hoạch, không phun thuốc mà chờ đến khi thu hoạch xong mới phun. \

Read more…

Gia tăng bệnh vàng cành, thán thư trên cây thanh long

BT- Thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh, do thời tiết nắng nóng kéo dài nên bệnh thán thư và vàng cành trên thanh long gia tăng. Cụ thể, diện tích nhiễm thán thư là 335 ha, tăng 8 ha so với thời điểm cuối tháng 4/2015 và tăng 270 ha so cùng kỳ năm 2014, phân bố chủ yếu ở huyện Hàm Thuận Bắc. Diện tích nhiễm bệnh vàng cành 1.469 ha, tăng 239 ha so với tuần trước và tăng 836 ha so cùng kỳ năm 2014, phân bố ở toàn vùng trồng thanh long. Ngược lại, do thời tiết khô hanh nên bệnh đốm nâu không có diện tích nhiễm nặng và trung bình. Diện tích nhiễm nhẹ 246,3 ha (tỷ lệ bệnh < 5%), giảm 37,2 ha so với 1 tuần trước đó, chủ yếu phân bố ở huyện Hàm Thuận Bắc.
Ảnh: NL
Theo ông Nguyễn Hữu Quang - Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh, bà con cần lưu ý tình trạng cành thanh long bị suy nhược, có triệu chứng stress, các biểu hiện bệnh sinh lý do điều kiện thời tiết bất lợi, nắng nóng kéo dài. Các trạm BVTV tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân quy trình kỹ thuật phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long của Cục Bảo vệ thực vật đã ban hành và quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh vật BIO - ADB xử lý cành, quả thanh long bị bệnh và tái sử dụng phế phụ phẩm làm phân hữu cơ của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.  Song song đó, với điều kiện mùa mưa đang đến gần, các Trạm BVTV phối hợp cùng cán bộ xã, thị trấn phát động phong trào cắt tỉa, thu gom và tiêu hủy cành, trái thanh long bệnh, cành vô hiệu bằng chế phẩm vi sinh vật BIO - ADB để tạo môi trường thông thoáng, hạn chế tối đa mầm bệnh tồn tại trong vườn trồng thanh long. Riêng bệnh thán thư, thối cành và thối trái non, người trồng thanh long nên sử dụng các loại thuốc trị nấm, vi khuẩn đã có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng trên cây thanh long.  Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết nắng nóng, cần bón phân cân đối, chú ý bổ sung thêm Canxi, Magie, Silic và Kali để tăng tính chống chịu của cây, không lạm dụng phân đạm khi cây bị bệnh.
Được biết, hiện trên địa bàn tỉnh có trên 24.000 ha thanh long, trong đó có khoảng 21.000 ha thời kỳ kinh doanh (đang vào mùa chong điện kích thích ra hoa trái vụ).
K.H
Read more…

RƯỚC KHI LẮP ĐẶT 1 HỆ THỐNG TƯỚI, CẦN THAM KHẢO NHỮNG GÌ

Những lưu ý khi lắp đặt hệ thống tưới tự động
Việc đầu tư một hệ thống tưới tự động có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác trồng trọt.Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thiết bị tưới, hình thức tưới khác nhau, dẫn đến nhiều bà con khó lòng xác định được đâu là hệ thống, thiết bị phù hợp nhất với nhu cầu cây trồng, và trong khả năng đầu tư của mình.Dưới đây, tôi xin phép được đưa ra một số yếu tố cơ bản làm căn cứ lựa chọn hệ thống tưới tự động. Kính mong bà con tham khảo và có quyết định đúng đắn.1. LỰA CHỌN HÌNH THỨC TƯỚI:tưới nhỏ giọt hay tưới phun mưa, tưới trên tán cây, hay tưới dưới gốc. Phụ thuộc vào đặc điểm cây trồng, nguồn nước, kinh phí…

Các loại cây thích hợp với hình thức tưới phun mưa như: Cây cà phê, cây Hồ tiêu, cây Thanh Long, Cây Mía, cỏ voi, các loại cây hoa màu và lương thực như bắp, khoai các loại, đậu tương, đậu phộng….Một số loại thích hợp cho tưới nhỏ giọt như cà chua, dưa trồng trong chậu, nho…2. XÁC ĐỊNH NHU CẦU TƯỚI CỦA LOẠI CÂY TRỒNG:độ đồng đều của nước có ảnh hưởng nhiều hay ít đến sự phát triển của cây trồng; vấn đề cỡ hạt nước có ảnh hưởng gì đến cây trồng, lưu lượng nước bao nhiêu là đủ, cấu trúc của bộ rễ…Một số loại đầu tưới có cỡ hạt rất lớn, ngược lại có loại cỡ hạt nhỏ mịn.Hầu hết các loại thiết bị khó đạt được độ đồng đều 100%, mà thường chỉ 80-90% (đối với các hãng lớn, họ có thể tính toán được tương đối chính xác lưu lượng và độ đồng đều).3. LỰA CHỌN ĐƠN VỊ TƯ VẤN, CUNG CẤP THIẾT BỊ.Nhiều bà con tự mua thiết bị ngoài chợ rồi về tự lắp đặt nhưng cho kết quả không như mong đợi vì làm các thiết bị hoặc là kém chất lượng, hoặc là không có tư vấn chính xác khiến hệ thống không phát huy hết tác dụng.4. YÊU CẦU NHÀ TƯ VẤN CUNG CẤP CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN:lựa chọn phương pháp lắp đặt, thiết kế hệ thống tưới, tính toán công suất máy bơm, tính toán cỡ đường ống nước; xác định chi phí cần đầu tư (gồm chi phí thiết bị đường ống, thiết bị tưới, chi phí lắp đặt)…5. XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ ĐẦU RA TRƯỚC KHI ĐẦU TƯ – LẮP ĐẶT:các thông số đầu ra như tính toán độ đồng đều của hệ thống tưới, độ đồng đều càng cao càng tốt; tính toán lưu lượng và thời gian tưới; tính toán chi phí tưới (chi phí tưới cho mỗi hecta một năm, một tháng…)6. VẤN ĐỀ CƠ GIỚI HÓA, QUY MÔ ĐỒNG RUỘNG:Đối với tưới các cánh đồng lớn, thường yêu cầu cơ giới hóa trong công tác gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch, khi đó đòi hỏi các thiết bị có bán kính tưới lớn, hoặc ứng dụng các biện pháp tưới Pivot, tưới bằng xe tự cuốn…7. CHI PHÍ ĐẦU TƯ, CHI PHÍ VẬN HÀNH:Về chi phí, bà con lưu ý tính toán tới tổng đầu tư thay vì tính giá của từng thiết bị. Trên thị trường có những thiết bị chỉ vài ngàn đồng/đầu tưới, có loại vài trăm thậm trí tiền triệu. Nhưng ngoài đầu tưới thì chi phí đường ống cũng rất lớn. Có những bà con tự chế hệ thống tưới cho Thanh Long bằng hệ thống đường PVC tự đục lỗ, chi phí lên tới 70-80tri/ha, trong khi đó đầu tư một hệ thống với bán kính khoảng 14-15m chỉ hết khoảng 30-40tri/ha.Chi phí vận hành cũng cần được xem xét đến như chi phí dầu, chi phí sửa chữa, thay thế, chi phí nhân công vận hành hệ thống…Theo kinh nghiệm của chúng tôi trong việc triển khai các hệ thống tưới, khi thiết bị có bán kính càng lớn, thường có chi phí càng thấp.Đối với một số loại cây có giá trị kinh tế thấp hơn như mía, mì, bắp… nên cân nhắc ứng dụng hình thức tưới di động.8. Các lưu ý khác: như tuổi thọ của hệ thống, các vấn đề gặp phải trong quá trình vận hành như tắc nghẹt, hỏng hóc, các tài liệu tham khảo và chế độ bảo hành…Kính chúc bà con có được hệ thống tưới tự động ưng ý nhất.Xin cảm ơn.Thưa quý bà con, đây là một câu hỏi hay và nhiều bà con cần quan tâm trước khi đầu tư một hệ thống tưới tự động trong nông nghiệp.Các vấn đề cần lưu tâm trước khi đầu tư một hệ thống tưới bao gồm:
Read more…

Bó tay với bệnh đốm trắng thanh long

Bệnh đốm trắng hoành hành cây thanh long lại xuất hiện vào mùa mưa năm nay khiến nhiều nhà vườn thanh long ở huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) điêu đứng.
Read more…

Chế độ tưới hợp lý cho cây Thanh long

Thanh long có tính chống chịu cao với điều kiện môi trường không thuận lợi như chịu hạn giỏi, tuy nhiên khả năng chịu úng của cây không cao. Do vậy, để cây phát triển tốt, cho nhiều quả và quả to cần cung cấp đủ nước, nhất là trong thời kỳ phân hóa mầm hoa, ra hoa và kết quả. Nhu cầu về lượng mưa cho cây là 800 - 2000mm/năm, nếu vượt quá sẽ dẫn tới hiện tượng rụng hoa và thối quả.


Chỉ
tiêu
Giai đoạn cây phát triển (1-3 năm tuổi)
Cây 1 năm tuổi
Tháng 11-12
Tháng 1-2
Tháng 3-4
Tháng 5-10
Cả năm
Số lần tưới
5-6
7-8
10-12
5-7
27-31
Mức tưới mỗi lần (m3/ha)
25
25
25
30

Tổng lượng nước tưới (m3/ha)
125-150
175-200
250-300
150-210
700-

0
Khoảng thời gian
ưới (ngày)
8-10
6-7
4-5
25-30

Khi có mưa
Lượng mưa <3mm hôm sau tưới lại với mức tưới =50%.
 Lượng mưa >4mm không cần tưới.
Cây 2 năm tuổi
Tháng 11-12
Tháng 1-2
Tháng 3-4
Tháng 5-10
Cả năm
Số lần tưới
6-7
8-10
12-14
5-7
31-38
Mức tưới mỗi lần (m3/ha)
35
35
35
40

Mức tưới đợt (m3/ha)
210-245
280-350
420-490
200-280
1110-1365
Chu kỳ tưới (ngày)
8-10
6-7
4-5
25-30

Khi có mưa
Lượng mưa <4mm hôm sau tưới lại với mức tưới =50%.
 Lượng mưa >5mm không cần tưới.
Cây 3 năm tuổi
Tháng

1-12
Tháng
-2
Tháng 3-4
Tháng 5-10
Cả năm
6-7
8-10
12-14
5-7
31-38
Mức tưới mỗi lần (m3/ha)
55
55
55
60

Tổng lượng nước tưới (m3/ha)
330-385
440-550
660-770
300-420
1730-2125
Chu kỳ tưới (ngày)
8-10
6-7
4-5
25-30

Khi có mưa
Lượng mưa <6mm hôm sau tưới lại với mức tưới =50%.
 Lượng mưa >7mm không cần tưới.
Cây trưởng thành (4 năm tuổi trở đi)
Cây 4 năm tuổi
Tháng 11-12
Tháng 1-2
Tháng 3-4
Tháng 5-10
Cả năm
Số lần tưới
6-7
8-10
12-14
5-7
31-38
Mức tưới mỗi lần (m3/ha)
75
75
75
75

Tổng lượng nước tưới (m3/ha)
450-525
600-750
900-1050
375-525
2325-2850
Chu kỳ tưới (ngày)
8-10
6-7
4-5
25-30

Khi có mưa
Lượng mưa <8mm hôm sau tưới lại với mức tưới =50%.
 Lượng mưa >9mm không cần tưới.
Read more…