KỸ THUẬT TẠO GIỐNG THANH LONG
20/3/15
I. Giới thiệu cây thanh long
Cây thanh long (tên tiếng Anh là Pitahaya, hay còn gọi là Dragon fruit, thuộc họ Xương rồng, có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia . Thanh long được người Pháp đem vào trồng ở Việt Nam trên 100 năm nay, nhưng mới được đưa lên thành hàng hóa từ thập niên 1980. Việt Nam hiện nay là nước duy nhất ở Đông Nam Á có trồng thanh long tương đối tập trung trên qui mô thương mại với diện tích ước 4.000 ha (1998), tập trung tại Bình Thuận 2.716 ha, phần còn lại là Long An, Tiền Giang, TP. HCM, Khánh Hòa và rải rác ở một số nơi khác. Nông dân Việt Nam với sự cần cù sáng tạo đã đưa trái thanh long lên mặt hàng xuất khẩu. Hiện nay, nước ta đã xuất khẩu thanh long qua nhiều nước dưới dạng quả tươi. Riêng thị trường Nhật do sự kiểm dịch thực vật rất khắt khe trong vài năm gần đây đã chỉ nhập thanh long dưới dạng đông lạnh. ở Bình Thuận nói riêng và Nam bộ nói chung mùa thanh long tự nhiên xảy ra từ tháng 4 tới tháng 10, rộ nhất từ tháng 5 tới tháng 8. Vào thời điểm ấy giá rẻ, một số nhà vườn tiến bộ đã phát hiện, hoàn chỉnh dần từng bước kỹ thuật thắp đèn tạo quả trái vụ để chủ động thu hoạch, nâng cao hiệu quả kinh tế. Vài năm gần đây Thái Lan , Đài Loan và cả Trung Quốc cũng đã bắt đầu nghiên cứu trồng cây này.
II. Tình hình sản xuất thanh long
1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long trên thế giới
Trên thế giới thanh long thường được trồng thương phẩm với các loại khác nhau là: thanh long ruột trắng (Hylocereus undatus 2n = 2x = 22) và thanh long ruột đỏ hay tím (H. costaricensis) được trồng ở Nicaragua và Guatemala và thanh long ruột đỏ (H. Polyrhizus2n = 2x = 22) được trồng ở Israel. Giống thanh long vàng Amarilla (H. undatus) được trồng ở Mexico và châu Mỹ Latinh và một giống thanh long vỏ vàng (Selenicereus megalanthus 2n = 4x = 44) nguồn gốc Trung và Nam Mỹ, được trồng tại Colombia, quả được xuất khẩu sang châu Âu và Canada).
Hylocereus có quả to, hấp dẫn nhưng kém ngon đã bị giới hạn thị trường tiêu thụ, trong khi S. megalanthus có vị rất ngọt và ngon nhưng cho quả nhỏ, hình thái kém hấp dẫn và vỏ quả có gai. Do vậy, chương trình cải tiến giống cần thiết kết hợp giữa các ưu điểm trên của hai loài này.
Miền Trung Mêhicô có đa dạng loài và giống xương rồng lê có nhiều nhất. Diện tích trồng xương rồng lê cả nước khoảng 70.000 ha và đạt sản lượng 400.000 tấn quả tươi, trong đó 95% sản lượng quả phục vụ thị trường nội địa. Người tiêu dùng ưa chuộng quả có độ đường cao, thịt quả màu trắng và có nhiều nước, trong khi thị trường xuất khẩu thích màu thịt quả vàng và đỏ hơn. Tiêu chuẩn chọn giống xương rồng lê ở Mêhicô là: khối lượng quả >120g, thịt quả nhiều nước, độ đường cao (hàm lượng>15%), tỷ lệ ăn được trên 50%, vỏ quả mỏng< 5mm, khối lượng hạt< 6g/quả.
Theo Mizrahi et al., 1997, thanh long thường được trồng hàng hoá với các loại khác nhau là: thanh long ruột trắng (Hylocereus undatus) và thanh long ruột đỏ hay tím (H. costaricensis) được trồng ở Nicaragua và Guatemala và thanh long ruột đỏ H. polyrhizusđược trồng ở Israel . Giống thanh long vỏ vàng (H. undatus) được trồng ở Mexico và châu Mỹ Latin và một giống thanh long vàng khác (Selenicereus magalani) nguồn gốc Trung và Nam Mỹ được trồng với diện tích không lớn tại Colombia, quả được xuất khẩu sang châu Âu và Canada.
Sản lượng quả thanh long tươi được nhập khẩu tới châu Âu tăng rất nhanh. Sản lượng này vẫn dựa trên kiểu gen hoang dại, thích nghi trong tự nhiên và được nhân giống vô tính. Tiêu chuẩn quả chỉ qua chọn lọc các dòng ưu tú trong tự nhiên và nhân vô tính các dòng tuyển chọn dựa trên đặc tính canh tác, thời gian tồn trữ quả và hương vị của người tiêu thụ. Trong nỗ lực nhằm cải thiện chất lượng quả và đặc tính canh tác của thanh long được trồng tại Israel, chương trình lai tạo khác loài (interspecific) và khác chi (intergeneric) đã được khởi động trong vài năm qua. Thanh long ruột đỏ chứa nhiều chất vi lượng và gần đây được nhiều người tiêu thụ quan tâm do quả thanh long ruột đỏ có thể là nguồn có giá trị trong chống oxi hóa và tác nhân chống bệnh ung thư.
2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long ở Việt Nam
Trong các loại cây ăn quả của Việt Nam, thanh long là cây trồng đặc sản có lợi thế cạnh tranh lớn nhất. Diện tích thanh long trên cả nước năm 2011 ước đạt khoảng 23.000 ha tăng gấp 10 lần so với năm 1995. Trong đó tỉnh Bình Thuận, Long An và Tiền Giang sản xuất thanh long lớn nhất cả nước, diện tích năm 2011 ước đạt 22.000ha, đạt sản lượng 463.000 tấn chiếm 96% tổng diện tích và 99% tổng sản lượng thanh long của cả nước. Riêng tại Bình Thuận, diện tích thanh long toàn tỉnh năm 2011 đạt 18.646 ha với sản lượng đạt khoảng 330.000 tấn quả/năm.
Ở các tỉnh phía Bắc, thanh long mới được đưa vào trồng ở một số tỉnh như Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Quảng Ninh, Thanh Hóa và Hà Nội. Trong đó, các tỉnh có diện tích trồng thanh long lớn hơn là Vĩnh Phúc, Quảng Ninh và Hà Nội.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, năm 2010 kim ngạch xuất khẩu thanh long của Việt Nam ước đạt 60 triệu USD tăng 36,7% và 53,4% so với năm 2008 và 2009. Trong đó, thị trường tiêu thụ thanh long chủ yếu là Trung Quốc chiếm hơn 80% sản lượng thanh long Việt Nam (chiếm 2 - 3% xuất khẩu chính ngạch, còn lại tiêu thụ theo hình thức biên mậu). Tiếp đến là thị trường Đài Loan, sau thời gian tạm ngừng nhập khẩu thanh long Việt Nam vì việc kiểm soát côn trùng gây hại xuất hiện ruồi đục quả, hiện thị trường này đã mở cửa trở lại với giải pháp xử lý nhiệt. Thanh long Việt Nam đã và đang xuất khẩu sang các thị trường Mỹ và Nhật Bản, đạt 1.276 tấn năm 2010 và 2.600 tấn năm 2011. Tuy nhiên, chi phí vận chuyển, bảo quản sản phẩm rất cao khi xuất sang thị trường Mỹ và Nhật Bản và bị nhiều rào cản khi kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm.
Khi thanh long được phát triển thành công ở các tỉnh phía Bắc, ngoài mục tiêu sử dụng cho nội tiêu, chúng ta đã có định hướng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm. Mặt khác, dự báo kim ngạch xuất khẩu thanh long của nước ta sẽ tăng đáng kể trong những năm tới, sau khi Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Chile đã cho phép thanh long Việt Nam được nhập khẩu vào các quốc gia này. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển thanh long của Việt Nam nói chung, ở các tỉnh phía Bắc nói riêng và thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm thanh long của Việt Nam là rất lớn.
III. Kỹ thuật tạo giống thanh long
Qua quá trình lai tạo giống, kết quả cho thấy, giống thanh long mới được lai tạo đều có ruột đỏ, từ 200 dòng con lai, từ tổ hợp lai thanh long ruột đỏ với thanh long ruột trắng, chọn ra 12 dòng nổi trội nhất về năng suất, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện khí hậu của nước ta. Hiện nay, có nhiều phương pháp sản xuất cây con như: Sản xuất bằng phương pháp gieo hạt, bằng phương pháp giâm hom hoặc phương pháp invitero. Nhưng phương pháp giâm hom sẽ giúp nhân nhanh nguồn giống cây trồng, mà vẫn giữ được những ưu thế của cây bố mẹ. Còn phương pháp invitero, tuy có ưu thế nhất trong việc được lai tạo giống nhưng đòi hỏi trang bị và kỹ thuật hiện đại rất khó để thực hiện
3.1. Nhân giống theo phương pháp giâm hom
a. Giâm hom trong vườn ươm
Xây dựng vườn ươm:
- Chọn địa điểm xây dựng vườn ươm cây giống ở nơi cao ráo, thoáng, có khả năng thoát nước tốt, gần nguồn nước. Trong vườn ươm thông thường, luống để ươm cây chiếm 70% diện tích vườn, còn lại là 30% diện tích dành cho lối đi, nhà kho, nơi đóng bầu. Vườn ươm có thể phân thành các khu vật liệu, khu chuẩn bị vật liệu đóng bầu, khu sản xuất cây giống. Bố trí hệ thống cây giống tưới phun nếu có điều kiện, vườn có rãnh thoát nước 2 bên, phân khu quanh vườn sao cho việc thoát nước tốt nhất, để vườn không bị úng trong mùa mưa.
- Chuẩn bị giá thể: Giá thể bằng đất hoặc bằng cát, chuẩn bị trong nhà giâm hom, những luống cát đã sàng kỹ, rửa sạch phơi khô, sau đó xử lý bằng dung dịch thuốc chống nấm VibenC trong 10 lít nước, phun đều lên mặt cát. Có thể dùng 10 g thuốc tím, pha trong 10 lít nước, phun đều lên mặt luống, sau đó để khoảng từ 6 đến 12 giờ. Khi trồng cây hom vào, cần tưới nước cho ẩm; trước khi trồng cây, cần nhúng phần mặt cắt của hom vào dung dịch TTg, thuốc kích thích để cây ra rễ. Cần lưu ý tránh làm giập, hoặc xây xát gốc hom, sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và phát triển của cây hom, sau đó tưới nước để giữ ẩm cho cây phát triển.
- Chọn cành giống: ít nhất phải 6 tháng tuổi, thì cành đủ già để chúng ta giâm nó nhanh ra rễ. Chọn cành hom làm giống là những cành bánh tẻ không quá già hoặc quá non, chọn cành ở những cây có năng suất chất lượng quả tốt, cành hom cắt chiều dài từ 30 đến 40 cm, cắt tạo gốc 5cm
- Cắt cành: cành hom cắt dài từ 30 đến 40 cm, cắt tạo gốc 5cm sau đó cắt phần lõi và phần thịt vỏ bên ngoài bỏ đi, chừa lại phần lõi bên trong, để khi chúng ta giâm xuống đất, thì giúp nhanh ra rễ và tránh được thối cành thanh long
- Giâm cành: Phần lõi cắt vỏ chúng ta sẽ đặt xuống đất, có thể đặt trực tiếp ở ngoài đồng ruộng hoặc là giâm ở trong nhà giâm cho khi nó ra rễ thì chúng ta đem ra đồng để trồng.
- Khi giâm nhánh thanh long xuống đất thì chúng ta giâm hết tất cả những phần lõi đã cắt vào trong bầu đất và sau đó dùng một cái nẹp tre hay một thanh tre để cắm và cột lại để cho hom giữ chặt thân tre nhằm tránh gió làm lung lay và ảnh hưởng đến việc ra rễ. Dùng que cắm định hình rồi giâm cành hom, dùng dây buộc cành hom để cành không bị nghiêng ngả khi chưa ra rễ.
b. Giâm hom trong túi bầu:
- Chuẩn bị túi bầu: Dùng đất thịt nhẹ, đất mùn tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng và sàn qua lưới sàn nhỏ, sau đó trộn với phân chuồng đã ủ hoai mục theo tỷ lệ 80% là đất, trộn thêm với phân chuồng đã ủ trấu hoai mục và có thể trộn thêm từ 1 đến 2% phân NPK. Sau đó đóng vào túi bầu có kích thước 8x11x12 cm, xung quanh có đục các lỗ nhỏ để dễ thoát nước cho cây phát triển, đổ đất vào bầu, xếp thành hàng sát cạnh nhau trên luống.
- Chọn cành giống: tương tự như phương pháp giâm hom
- Giâm hom trong túi bầu: Giâm hết phần lõi vào bầu đất, sau đó dùng que cắm định hình, rồi giâm cành hom. Cũng nhúng mặt cắt của cành giâm hom vào thuốc kích thích ra rễ để cây nhanh phát triển, và cũng dùng que buộc cành để cành không bị ngả nghiêng khi chưa ra rễ.
3.2.Chăm sóc cành hom:
Trong quá trình chăm sóc trong vườn ươm cần chú ý là phải tưới nước giữ ẩm thường xuyên để cho cây mau ra rễ. Ngoài ra phải kiểm tra nếu có thể tăng cường tưới thuốc trừ nấm để phòng ngừa bệnh thối cành trên những cành hom giống, có thể sử dụng các loại thuốc trừ nấm thông thường, các loại thuốc gốc đồng như là bêlecxê hay là bênumin để pha tưới vào trong gốc cây để phòng trừ các loại nấm gây ra thối gốc cành hom giống. Nồng độ sử dụng có thể theo nồng độ khuyến cáo là khoảng 1/1000 (0,1%), có thể tưới trực tiếp hoặc phun lên cành thanh long, trong khoảng nửa tháng cho đến 1 tháng là có thể đem ra vườn để trồng.
Khi trồng phải cắt bỏ lớp bao bên ngoài ra và để nguyên bầu đất xuống hom, chú ý đưa áp sát mặt phẳng của cành thanh long vào trụ, để sau này khi rễ ký sinh mọc ra thì rễ đó sẽ bám chặt vào cây trụ để tránh đổ ngả và lung lay cành thanh long khi phát triển.
Tưới nước giữa ẩm cho rễ trong thời gian đầu nếu trời nắng gắt, cần che nắng cho cây bằng cách làm giàn che, tỷ lệ che bóng khoảng 50% và cần có các biện pháp chống chuột, côn trùng phá hoại cây. Sau một tháng ở vườn ươm, từ những cành hom sẽ mọc ra những mầm cây, chăm sóc khoảng 2 tuần là có thể đưa ra trồng đại trà hoặc là vườn thâm canh.
Bài liên quan