KỸ THUẬT SẢN XUẤT THANH LONG
20/3/15
I. Giới thiệu về cây thanh long
Cây thanh long (Hylocerus undatus) có nguồn gốc từ sa mạc Nam Mỹ được nhập vào nước ta làm cây cảnh. Là cây có nguồn gốc nhiệt đới, chịu nhiệt giỏi, nên trồng được ở một số vùng nóng. Một số loài chịu được nhiệt độ từ 50 – 55oC, nhưng không chịu được giá lạnh.
Thành phần dinh dưỡng của trái thanh long (100 gr thịt quả)
TT
|
Thành phần
|
Đơn vị
|
Hàm lượng
|
1
|
Độ ẩm
|
%
|
85.3
|
2
|
Năng lượng
|
Kcal
|
67.7
|
3
|
Protein
|
g
|
1.1
|
4
|
Chất bo
|
g
|
0.57
|
5
|
Cacbohydrates
|
g
|
11.2
|
6
|
Chất xơ
|
g
|
1.34
|
7
|
Canxi
|
mg
|
10.2
|
8
|
Phospho
|
mg
|
27.5
|
9
|
Natri
|
mg
|
8.9
|
10
|
Magie
|
mg
|
38.9
|
11
|
Kali
|
mg
|
272
|
12
|
Sắt
|
mg
|
3.37
|
13
|
Kẽm
|
mg
|
0.35
|
14
|
Sorbitol
|
mg
|
32.7
|
(Nguồn: Viện Công nghệ Thực phẩmSingapore )
Thân cành chứa hàm lượng nước lớn nên cây có thể chịu được hạn trong thời gian dài. Chúng thích hợp khi trồng ở những nơi có cường độ ánh sáng mạnh. Nhiệt độ thích hợp từ 21 – 29oC và lượng mưa thích hợp nhất trung bình từ 600 - 2000 mm. Thanh long không kén đất, phạm vi trồng khá rộng, đất không nhiễm phèn và mặn, chọn vùng đất chủ động nước tưới mùa khô, thoát nước tốt trong vụ mưa, đất thịt hay cát pha đều trồng tốt, tầng canh tác từ 30-50cm là tốt nhất và pH=4-5.
Là một cây trồng sinh trưởng tốt với điều kiện khí hậu, đất đai của Uông Bí, không kén đất lại nhanh cho thu hoạch (chỉ sau một năm trồng – thời gian xây dựng cơ bản ngắn) nhưng đạt năng suất quả tươi bình quân cao. Là cây chịu ảnh hưởng mạnh của quang kỳ vì vậy cây thanh long có thể dùng ánh sáng đèn để điều khiển cho cây ra quả vụ nghịch.
Chất lượng trái thanh long được quan tâm từ khi nó bắt đầu trở thành một sản phẩm xuất khẩu. Thành phần dinh dưỡng trái thanh long được Viện công nghiệp Thực Phẩm Singapore phân tích cho thấy thanh long giàu sắt, sorbitol và đặc biệt rất giàu kali, năng lượng thấp tốt cho người có tuổi và người béo phì.
Để đạt năng suất và chất lượng tốt cần tuân thủ kỹ thuật sản xuất thanh long. Kỹ thuật sản xuất thanh long được tiến hành như sau :
II. Kỹ thuật sản xuất thanh long
2.1. Chuẩn bị đất và trụ trồng thanh long
Lớp đất mặt của hố trồng được trộn với phân chuồng hoai 15-20 kg (phân hữu cơ: 10-15kg/trụ) + 500g phân Super lân + Basudin (2g/trụ). Đất được chuẩn bị trước khi trồng thanh long 2 tuần.
2.2. Chuẩn bị giống trồng
Cây giống được nhân giống bằng phương pháp giâm hom từ dòng thanh long tuyển chọn.
Hom dài 30 – 40cm, chọn các cành to, khoẻ, thẳng, không bị sâu bệnh, tuổi cành > 6 tháng.
2.3. Trồng và chăm sóc
1/. Thời vụ trồng:
Có thể trồng quanh năm nhưng tránh trồng vào các tháng giữa mùa mưa và các tháng mùa đông có nhiệt độ thấp nhất trong năm.
2/. Cách trồng:
Đặt phần lõi xuống đất, phần mặt phẳng của thân thanh long ôm sát vào trụ và dùng dây nylon cột cành vào trụ, mỗi trụ đặt 4 hom.
3/. Tưới nước:
Hom sau khi đặt được tưới nước thường xuyên 2 lần/ngày; khi cây đã sinh trưởng ổn định, cách 7 – 10 ngày tưới 1 lần.
Khi cây đã sinh trưởng ổn định, vào các tháng mùa khô định kỳ 7 – 10 ngày tưới 1 lần, tưới đủ ẩm cho gốc cây; có thể tưới bằng hệ thống tưới nhỏ giọt để tiết kiệm nước và nâng cao hiệu quả của tưới nước.
4/. Mật độ và khoảng cách trồng:
Mật độ trồng: 1.100 trụ/ha.
Khoảng cách trồng: 3m x 3m
5/. Tỉa cành, tạo tán:
Từ mặt đất tới đỉnh trụ chỉ chọn để lại 1 cành.
Trên đỉnh trụ, cành được cắt tỉa sao cho tạo tán tròn và phân bố đều quanh trụ. Chọn các cành to khoẻ để lại. Thường xuyên tỉa bỏ các cành tai chuột, cành sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán, cành đã cho quả 2-3 năm.
Sau khi cây đã sinh trưởng ổn định, có thể tiến hành cắt tỉa bỏ các cành già phía trong tán hàng năm hoặc định kỳ 2 năm/1 lần tỉa cành.
6/. Bón phân
Khi cây còn nhỏ (dưới 3 tháng) sau khi trồng 2 tuần (đối với cây đã có rễ hoàn chỉnh) sử dụng urea với liều lượng 20-30g/trụ, tưới 10 ngày/lần
Cây 3-12 tháng sử dụng urea, tưới 30-50g/trụ, 10 – 15 ngày/lần tưới.
Cây sau trồng 1 năm:
+ Phân hữu cơ:
Sử dụng phân chuồng hoai với lượng 50kg/trụ/năm, chia làm 2 lần bón. Lần 1 vào lúc cây chuẩn bị ra hoa rộ (tháng 3 – 4 dương lịch), lần 2 tháng 11 – 12 dương lịch, sau giai đoạn cho trái rộ. Cách bón: xới nhẹ xung quanh gốc, cách gốc 15 – 30cm, cho phân đều khắp và dùng rơm rạ, cỏ tủ gốc
+ Phân hoá học: Sử dụng phân NPK 20-20-15.
Thời gian bón:
Năm thứ nhất và năm thứ hai: bón 200 và 250g phân/đợt.
Năm thứ ba và năm thứ tư, bón 400 và 500g phân/đợt. Bón 4 đợt/năm, vào tháng 4,6,8, và 10 dương lịch.
Cách bón: Xới nhẹ xung quanh tán sao cho không ảnh hưởng đến bộ rễ của cây, rải phân và đắp lại bằng rơm, cỏ khô….
Các năm tiếp sau, tùy vào khả năng sinh trưởng và năng suất thu được của cây, tăng lượng phân bón hữu cơ vào hai lần bón (tháng 3 – 4 dương lịch và tháng 12 dương lịch); tăng 300 – 500 gam phân vô cơ/trụ/1 năm.
7/. Sâu bệnh hại:
- Côn trùng gây hại:
+ Kiến: Thanh long dễ bị kiến lửa tấn công, có thể phòng trị dễ dàng bằng các loại thuốc trừ côn trùng. Phun hoặc rải thuốc xung quanh gốc cây và ngay vị trí kiến tấn công, hoặc làm bả dẫn dụ.
+ Ruồi đục trái: Có thể sử dụng bả mồi (SOFRI protein) hoặc bao quả sau khi thụ phấn 7-10 ngày
- Bệnh hại:
+ Bệnh thối cành, nám cành có thể phòng trị dễ dàng bằng các loại thuốc gốc đồng như Benlat C, Coc 85, Ridomil,…
+ Bệnh thán thư: Xuất hiện trên cành và trái. Phòng trị bằng cách phun một trong các thuốc Ridomil, Antracol, … Đối với quả: hoa sau khi nở 3-5 ngày cần tỉa bỏ nhuỵ đã héo rũ ở đỉnh quả, tiến hành phun thuốc để phòng bệnh.
2.4. Thu hoạch:
Từ những thay đổi sinh lý sinh hoá trong quá trình chín. Thanh long nên thu hoạch trong thời gian từ 28 – 30 ngày sau khi hoa nở để trái cây có chất lượng ngon và bảo quản lâu hơn cho xuất khẩu ở các thị trường châu Âu. Thu hoạch từ 32 – 35 ngày sau khi nở hoa cho thị trường trong nước và trong vùng.
Thu hoạch lúc sáng sớm, chiều mát, tránh ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp vào trái làm tăng nhiệt độ trong trái, mất nước nhanh, ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian bảo quản.
Dụng cụ hái bằng kéo cắt tỉa cây sắc bén, khi cắt trái xong bỏ vào giỏ nhựa.
Sau khi hái để thanh long trong bóng râm mát, vận chuyển ngay về nhà đóng gói càng sớm càng tốt, không để lâu ngoài vườn.
Không để trái xuống đất để tránh nhiễm nấm bệnh gây hỏng cuống khi bảo quản.
Không nên chất đầy giỏ khi vận chuyển, bao lót kỹ tránh tổn thương do va đập.
Khi vận chuyển đến nhà thu mua, giỏ phải được lót lớp giấy, lá và bao phủ trên mặt tránh va đập, nắng chiếu trực tiếp vào trái./.
Bài liên quan