Giá trị dinh dưỡng từ trái thanh long
27/11/14
Thanh long là trái cây mới được liệt kê vào danh sách nhóm "siêu thực phẩm" với một số lợi ích sức khỏe chắc chắn và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy không phải là một "thần dược" có tác dụng chữa bệnh, thanh long là một loại quả ăn ngon mà lại bổ dưỡng.
Những lợi ích mà thanh long đem lại
Giàu protein: Thanh long là nguồn phong phú protein - một chất dinh dưỡng thiết yếu giúp cơ thể hình thành các kích thích tố, men tiêu hóa và hóa chất, có tác dụng giúp tăng cường sức khỏe.
Chất béo có ích: Thanh long có nhiều hạt nhỏ chứa chất béo không bão hòa, rất tốt cho sức khỏe, bởi vì nó giúp làm tăng cholesterol tốt và loại bỏ cholesterol xấu.
Nhiều khoáng chất có ích: Các khoáng chất chứa trong trái thanh long bao gồm phốt pho và canxi. Cả hai khoáng chất này đóng vai trò thiết yếu trong quá trình hình thành của xương, răng và phát triển các tế bào.
Chống oxy hóa: Thanh long cũng là nguồn phong phú chất chống oxy hóa, có chức năng ngăn chặn sự tấn công của các gốc tự do gây hại, vốn là tác nhân gây ung thư và các vấn đề sức khỏe khác.
Ngừa táo bón: Khi bị táo bón, bạn có thể cải thiện tình hình nhanh chóng bằng cách ăn thanh long, vì đây là trái chứa nhiều chất xơ.
Kiểm soát đường huyết: Các thành phần chứa trong trái thanh long đã được chứng minh có tác dụng giúp ổn định mức đường huyết, đặc biệt tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường típ 2.
Ổn định huyết áp: Ăn thanh long có thể để giúp ổn định huyết áp, mang lại nhiều lợi ích cho những người có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Trung hoà độc tố: Để giúp vô hiệu hóa các loại độc tố trong cơ thể như thủy ngân, thạch tín và những chất khác gây nguy hiểm cho sức khỏe, bạn nên thường xuyên ăn thanh long.
Trung hoà độc tố: Để giúp vô hiệu hóa các loại độc tố trong cơ thể như thủy ngân, thạch tín và những chất khác gây nguy hiểm cho sức khỏe, bạn nên thường xuyên ăn thanh long.
Cải thiện thị lực: Cũng như cà rốt, thanh long có chứa nhiều carotene, có tác dụng duy trì và cải thiện thị lực.
Giúp giảm cân: Để có thể hình lý tưởng, hãy bổ sung thanh long vào thực đơn hàng ngày. Bạn sẽ thấy hiệu quả mang lại chỉ trong vài tháng.
Giảm ho và suyễn: Ho và hen suyễn là một số rối loạn hô hấp thường ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn. Để giảm các triệu chứng khó chịu này, bạn chỉ cần siêng ăn thanh long.
Một số món ăn được chế biến từ thanh long
- Thanh long dầm sữa chua hoặc hoa quả dầm: Nếu bạn là người hâm mộ các món hoa quả dầm sữa chua thanh mát, thanh long hẳn sẽ là sự lựa chọn số 1. Thanh long cắt miếng nhỏ vừa ăn dầm trong ly sữa chua, cho thêm ít đá xay nhỏ vào là một trong những món ăn chơi phổ biến của không ít người, đặc biệt vào những ngày hè nóng bức. Cảm giác ngọt mát, thanh thanh sẽ ngay lập tức khiến bạn không thể không thích món ăn này,
- Thạch thanh long: có tác dụng bổ dưỡng, thanh nhiệt, giúp giảm mỡ, làm đẹp da mặt… Bạn cho nước, bột thạch và lá dừa vào nồi, đun sôi. Nấu cho tới khi bột thạch hòa tan. Để nhỏ lửa, thêm nước cốt dừa, đường và thanh long vào khuấy đều, đun sôi lại rồi tắt bếp. Vớt bỏ lá dừa, đổ hỗn hợp vào khay, để nguội và cho vào tủ lạnh bảo quản, dùng ăn mát. Làm món này hơi cầu kỳ một chút, tuy nhiên bạn sẽ có được một món ăn vô cùng khoái khẩu!
- Chè thanh long: mát bổ và rất dễ ăn. Thanh long rửa sạch, lột bỏ vỏ, dùng muỗng múc thành từng viên tròn. Dừa khô vắt lấy nước cốt, pha chung với kem sữa tươi, quậy đều, cho vào tủ lạnh, ngăn mát. Đun sôi nước cho đường vào nấu tan, thêm vani, quậy đều, để nguội. Xếp khoảng 8 – 10 viên thanh long vào tô, chan nước đường, nước đá đập nhuyễn, nước dừa sữa. Dùng ăn giải nhiệt, giải khát rất tốt.
- Bài thuốc chứa hoa, viêm phế quản: Dùng 15 – 30g hoa tươi, sắc uống hoặc 10 – 12g khô sắc uống hoặc hãm thay trà để uống. Hoặc lấy 30g hoa thanh long nấu với thịt heo nạc làm canh ăn, có tác dụng bổ phế, trừ ho.
Theo OneHealth (Tổng hợp)
Bài liên quan