Nếu bạn sắp chụp hình cưới nên thử-Ảnh cưới ngoại cảnh tại vườn Thanh long

hôm nay mình giới thiệu một vài tấm ảnh cưới chụp ngoại cảnh tại vườn thanh long. Rất đẹp và lãng mạn.Nếu sắp cưới thì nên thử he.Cây thanh long gắn bó với người dân Bình Thuận


Ảnh cưới ngoại cảnh tại vườn Thanh long

Ảnh cưới ngoại cảnh tại vườn Thanh long 1

Ảnh cưới  vườn Thanh long

Ảnh cưới Thanh long

album Ảnh cưới Thanh long

album Ảnh cưới Thanh long


album  Thanh long


AD Nguyen Toan
Anh Suu Tam Tu Google
Read more…

Kỹ Thuật cách lấy tai đầu trái thanh long

Kỹ Thuật tạo Tai đầu quyết định rất lớn tới mẫu mã trái thanh long thương phẩm nên kĩ thuật tạo tai đầu là một trong những kĩ thuật quan trọng khi mần thanh long. Mình xin khái quát sơ bộ rồi bà con cùng chia sẻ thêm kinh nghiệm.
Mình tạo tai đầu chủ yếu dùng NAA trong chế phẩm Thiên Nông, có 3 cách :
- Xịt trước khi nở 3 đến 4 ngày: Lượng NAA mạnh cũng không sợ bị dài "mỏ"
- Xịt trong ngày nở (tối nở thì sáng xịt). Xịt buổi chiều cũng có thể dài mỏ luôn.
- Xịt sau khi nở (tối nở thì sáng mai xịt): lượng NAA rất nhẹ, không thì mỏ dài kinh khủng
Theo mình cách thứ 1, ngoài tạo tai đầu còn có tác dụng kéo dài bầu trái. Trái thanh long sẽ không tròn như quả banh mà thon dài, nhìn rất "sướng" mắt. Còn dài như thế nào thì tùy liều lượng chất kích thích tuy nhiên đừng lạm dụng thuốc quá mức sẽ hối hận không kịp Biểu tượng cảm xúc grin
Kết hợp các cách xịt tai đầu giúp chúng ta chủ động trong mùa mưa nhất là các vườn có diện tích lớn.
Cách xịt của anh em ra sao nào ?
Nghe nói người ta dùng VSL3 cũng nhiều nhưng mình chưa dùng không biết xịt nó thì liều lượng ra sao.

TRích bài viết Bác Lộc Group Thanh long Việt Nam!
Link https://www.facebook.com/groups/thanhlongvietnam/permalink/899040476849066/
Read more…

Một số clip hướng dẫn sửa bóng compact chong đèn thanh long

Hướng dẫn tự sửa bóng compact dùng chông đèn thanh long
Do bóng đèn compact chông đèn thanh long hay cháy ko sáng.nên mình tổng hợp một số clip hướng dẫn về sửa bóng cho mọi người tiện học hỏi!chỉ cần tìm hiểu sơ sơ mọi người có thể sửa đc à!Ngay cả mình ko phải dân điện tử cũng sửa đc luôn!chi phí sửa thì rất rẻ!










Đo chân kiểm tra linh kiện. 

Read more…

Video Chăm sóc Thanh long chong đèn

Video  Kỹ Thuật Chăm sóc Thanh long lúc chong đèn

Read more…

Cách chế biến quả thanh long lấy nước

Tình hình tiêu thụ quả thanh long hiện nay không ổn định, có lúc thanh long hàng dạt chỉ có giá từ 300 – 500 đồng/kg; thậm chí có lúc thanh long dội hàng không bán được phải đổ bỏ cho bò ăn. Trong tình hình đó, nhà vườn thanh long đã tìm ra cách trích lấy nước thanh long từ những quả thanh long “phế phẩm” để làm một loại nước sinh tố “thanh long” ngon và bổ dưỡng. Cách lấy nước thanh long này đã được nhà vườn hướng dẫn cho người dân thành phố Phan Thiết. Chị Nhung, một tiểu thương bán trái cây tại chợ Phan Thiết thường xuyên chế biến quả thanh long lấy nước cho biết cách làm đơn giản như sau:
Quả thanh long hàng dạt, hàng không bán được hay phế phẩm được đem về nhà rửa sạch rồi lột vỏ. Quả thanh long sau khi lột vỏ được xắt thành từng lát mỏng có bề dày khoảng 1 cm. Những lát thanh long này được bỏ vào một bao ni lông, cột chặt và cho vào ngăn đông đá tủ lạnh. Sau khi thanh long đã đông cứng, lấy ra và gỡ bỏ bịch ni lông. Số thanh long đông đá được cho vào một rổ nhựa lỗ nhỏ, đặt trên một thau hay xoong nhôm. Trong quá trình thịt thanh long rã đông, nước thanh long sẽ rỉ qua rổ xuống vật hứng nước.
Sau khi thanh long đã rã đông hết, xác trái thanh long được vứt bỏ. Nước thanh long hứng được có thể uống ngay hay sang chiết vào chai nhựa bảo quản trong tủ lạnh để dùng sau.
Chị Nhung cho biết, cứ khoảng 3kg trái thanh long thì làm được 1 lít nước thanh long. Thanh long ruột trắng hay ruột đỏ đều có thể chế biến lấy nước được. Với thanh long ruột trắng, nước thanh long trong suốt, uống có vị dịu ngọt như nước dừa xiêm. Với thanh long ruột đỏ, nước thanh long có màu đỏ hồng, ngọt đậm như nước xi rô.
Trường Thái
Read more…

Sinh tố thanh long bỏ hạt uống ngon cực kì

Nhiều bạn thường ghét ăn thanh long vì có hạt thì giờ đây yên tâm rồi nhé

Để làm sinh tố thanh long, bạn cần:
- Thanh long
- Đường

Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm: sữa tươi, nước cốt dừa hoặc vỏ chanh...


Cách chọn thanh long ngon:bạn nên chọn thanh long có vỏ bóng, đỏ sậm, vỏ mỏng và không nhăn nheo.

Cách làm sinh tố thanh long bỏ hạt như sau:

Bước 1:
- Bóc bỏ vỏ thanh long rồi thái thanh long thành từng miếng nhỏ.

Bước 2:
- Cho thanh long vào máy xay cùng với đường, đá và sữa (tuỳ thích) rồi xay nhuyễn.

Bước 3:
- Đổ thanh long qua rây để lọc bỏ hạt. Các bạn chú ý dùng loại rây có lỗ thật nhỏ.
- Nếu không có rây lỗ nhỏ thì bạn lót vào rây giấy lọc hoặc vải xô rồi mới đổ sinh tố vào nhé! Hoặc nếu nhà có máy ép thì mọi thứ sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
Quá đơn giản phải không nào!

Sinh tố thanh long có tác dụng điều trị mụn trứng cá cực tốt đấy!

Nhìn sinh tố thanh long có hạt và không hạt thì loại không hạt vẫn hấp dẫn hơn nhỉ?


Với sinh tố không hạt thế này, chúng ta dùng để làm thạch cũng rất ngon!

Những ngày gần đây, giá của quả thanh long liên tục giảm mạnh khiến người dân trồng thanh long ở tỉnh Bình Thuận trở nên lao đao. Điều này khiến cho các chủ thu mua và nhà vườn điêu đứng. 
Cụ thể, những trái thanh long to, đẹp chỉ được mua với giá 4 - 5.000 đồng/kg, trái nhỏ hơn có giá chỉ 2.000 đồng/kg, còn hàng hư hỏng nhẹ thì được bán với giá cực thấp, khoảng 1.000 - 1.500 đồng/kg. Với giá bán thấp như vậy, nhiều người trồng thanh long đã chấp nhận phải đổ bỏ những trái thanh long.

Meosut
Read more…

Đậu phộng dại lạc dại vườn thanh long.

Nông dân Bình Thuận đang phát triển mô hình trồng đậu phộng dại thay thế rơm rạ phủ vườn thanh long. 
Đây là loài cây có thời gian sinh trưởng khá dài, từ 1 - 5 năm và có khả năng chống xói mòn, khống chế sự phát triển cỏ dại để lại nguồn hữu cơ cho đất và cây trồng. 
Lâu nay người trồng thường lấy rơm phủ vào gốc thanh long để giúp cho đất không bị rửa trôi, tăng độ ẩm, giảm cỏ dại. Thông thường 1 gốc thanh long phải dùng từ 20 - 30 kg rơm khô để phủ trên bờ mặt, 1 năm phủ 2 lần, chưa kể chi phí công lao động. Nếu tính toàn tỉnh có khoảng 18.000 ha thanh long, mỗi ha 1.000 gốc sẽ tiêu tốn khoảng gần 320.000 - 360.000 tấn rơm khô. Chi phí cho việc mua rơm bình quân mỗi héc ta tốn từ 18 - 20 triệu đồng. Trong khi đó lượng rơm không còn nhiều và phải dự trữ cho gia súc vào mùa khô. Vì thế, rơm không thể đáp ứng nhu cầu phủ thanh long. Trồng đậu phộng dại nhiều lợi ích Tháng 3/2011, 
Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp tỉnh Bình Thuận (ACP) đã phối hợp với Cty TNHH Tư vấn dịch vụ kỹ thuật phát triển nông nghiệp Đà Lạt (ATDC) thực hiện dự án “Ứng dụng trồng đậu phộng dại phủ vườn thanh long thay rơm rạ” ở 2 huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc. Mục tiêu xây dựng 5 mô hình trên diện tích 10 ha nhằm ổn định năng suất trong năm đầu và tăng 5% cho những năm tiếp theo; giảm chi phí rơm rạ. Đến nay, ngoài những hộ dân tham gia thấy được hiệu quả nên vẫn duy trì, còn có sự tham gia của nhiều hộ muốn được nhân rộng.
 Ông Phạm Hữu Thủ, Trưởng phòng Nông nghiệp, Sở NN-PTNT Bình Thuận cho biết, cây lạc dại (đậu phụng dại) - LD99 (Arachis pintoi) là loài cây có hàm lượng dinh dưỡng cao, phù hợp với nhiều vùng sinh thái. Có khả năng giữ ẩm, bổ sung dinh dưỡng cho đất và cây trồng, giảm thoái hoá đất, khống chế sự phát triển cỏ dại...
 Đậu phụng dại dễ trồng, 1 trụ thanh long chỉ cần trồng 4 - 5 khóm xung quanh. Sau thời gian trồng 1 - 2 tháng có thể cắt ra để nhân giống tiếp cho những trụ khác giống như việc nhân giống khoai lang và rau muống. Khi cây phát triển được 4 - 5 tháng, sẽ tạo thành một thảm thực vật che phủ toàn bộ vườn thanh long. Đặc biệt trong mùa khô, chủ vườn có thể cắt thân để ủ vào gốc thanh long, vừa chống bốc thoát hơi nước, vừa bổ sung chất dinh dưỡng cho cây.
 Ngoài ra, đậu phụng dại có khả năng cố định nitơ trong đất cao nên hàm lượng đạm ở trong đất cung ứng cho cây trồng sẽ tăng lên đáng kể. “Trước khi trồng đậu phụng dại nông dân phải tốn một khoản chi phí khá lớn, trên 20 triệu đồng/ha/năm để mua rơm rạ. Thế nhưng khi áp dụng mô hình, bà con giảm được 60 - 70 % chi phí, tương đương tiết kiệm được từ 15 - 17 triệu đồng/ha/năm. Dự kiến từ 8 - 12 tháng sẽ không phải tốn chi phí cho việc phủ rơm rạ nữa”, ông Thủ nói.
 Tại hội thảo tổng kết mới đây, nhiều nông dân đánh giá hiệu quả cao từ mô hình này mang lại. Một số người còn đóng góp thêm ý kiến trao đổi về thời vụ trồng đậu phụng lạc phù hợp từ tháng 5 - 6 để tránh nắng rất hữu ích. Theo đánh giá của nông dân, khả năng chống xói mòn của thảm phủ đậu phụng dại lên đến 90 - 100% ở khu vực thường xuyên bị ngập úng như các xã Hàm Minh, Hàm Kiệm, Hàm Hiệp (huyện Hàm Thuận Nam). Ông Phạm Ngọc Nam, xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam là một trong những hộ áp dụng mô hình cho biết, trồng lạc dại đã tiết kiệm chi phí hàng chục triệu đồng/năm vì không phải dùng rơm rạ; không phải làm cỏ cho thanh long...

Trồng lạc dại trong vườn thanh long

Theo tin tức từ báo Nông nghiệp, nông dân Bình Thuận đang phát triển mô hình trồng lạc dại thay thế rơm rạ phủ vườn thanh long. Đây là loài cây có thời gian sinh trưởng khá dài, từ 1 – 5 năm và có khả năng chống xói mòn, khống chế sự phát triển cỏ dại để lại nguồn hữu cơ cho đất và cây trồng.Trồng lạc dại cũng góp phần giảm sâu bệnh trên cây thanh long. Bởi khi lạc dại ra hoa sẽ thu hút côn trùng đến hút mật và thụ phấn cho hoa, trong đó đa số là côn trùng có ích…

Ông Phạm Hữu Thủ, Trưởng phòng Nông nghiệp, Sở NN-PTNT Bình Thuận cho biết, cây lạc dại (đậu phộng dại) – LD99 (Arachis pintoi) là loài cây có hàm lượng dinh dưỡng cao, phù hợp với nhiều vùng sinh thái. Có khả năng giữ ẩm, bổ sung dinh dưỡng cho đất và cây trồng, giảm thoái hoá đất, khống chế sự phát triển cỏ dại, giúp tăng năng suất thanh long. 

Lạc dại giảm sâu bệnh ở cây thanh long, giúp năng suất và chất lượng thanh long tăng lên. Ảnh: NNVN


Lạc dại dễ trồng, 1 trụ thanh long chỉ cần trồng 4 – 5 khóm xung quanh. Sau thời gian trồng 1 – 2 tháng có thể cắt ra để nhân giống tiếp cho những trụ khác giống như việc nhân giống khoai lang và rau muống. Khi cây phát triển được 4 – 5 tháng, sẽ tạo thành một thảm thực vật che phủ toàn bộ vườn thanh long. Đặc biệt trong mùa khô, chủ vườn có thể cắt thân để ủ vào gốc thanh long, vừa chống bốc thoát hơi nước, vừa bổ sung chất dinh dưỡng cho cây. Ngoài ra, lạc dại có khả năng cố định nitơ trong đất cao nên hàm lượng đạm ở trong đất cung ứng cho cây trồng sẽ tăng lên đáng kể.
Read more…

Lạc dại giúp che phủ đất

Giữ cỏ trong vườn để che phủ mặt đất là một giải pháp quan trọng trong canh tác cây ăn trái bền vững. Lạc dại (Arachis pintoi) là cây cỏ họ đậu có khả năng cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm từ ni tơ có trong không khí, chúng phát triển sinh khối (thân, lá) nhanh, giữ ẩm và làm giàu mùn cho đất.

Cây lạc dại có xuất xứ từ Nam Mỹ, du nhập vào Việt Nam qua một số dự án hệ thống canh tác. Lạc dại tồn tại ngoài thiên nhiên như hàng trăm loài cỏ dại. Thân lá lạc dại có thể dài tới 2 m, xanh tốt quanh năm, nhất là khi được cắt định kỳ. Củ lạc dại nhỏ, chui sâu vào đất, ít khi được thu hoạch. Sau khi nhập nội và tiến hành hàng chục thực nghiệm trên nhiều chân đất, từ đất xấu bạc màu, nghèo dinh dưỡng,  đất đồi núi dốc đến đất cát, đất chua mặn ven biển, Viện khoa học kỹ thuật nông – lâm nghiệp (NOMAFSI) nhận xét, lạc dại chịu được đất nghèo dinh dưỡng và những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên có thể trồng ở nhiều vùng khác nhau; có thể trồng kèm (xen) với cây ăn trái, cây công nghiệp lâu năm (dứa, cà phê, hạt tiêu), trồng xen với bắp trên đất dốc.
Về chống xói mòn, vườn cây ăn trái trồng thảm lạc dại đã làm giảm 72,4% lượng đất (đồi) bị xói mòn so với đối chứng không trồng. Độ ẩm của đất có thảm lạc dại luôn cao hơn so với đối chứng từ 10 đến 50% tùy thuộc vào độ dày của thảm che phủ và điều kiện đất đai, vì thế tiết kiệm nước tưới. Các loài vi sinh vật (VSV) có lợi tăng rất cao dưới thảm lạc dại. Cụ thể VSV cố định đạm tăng 200%, VSV phân giải lân tăng  611,1%, VSV phân giải cellulose tăng 138,1% so với đối chứng (vườn cây cùng loại không trồng lạc dại). Trồng lạc dại giúp hệ sinh thái côn trùng đất như giun, dế phát triển, ngày đêm “cày xới, chế biến lá mục” làm cho đất thêm tơi xốp.
Theo tính toán của NOMAFSI, trồng lạc dại, lượng chất xanh có thể cung cấp 595 kg N, 140 kg P2O5, 200 kg K2O/ha/năm và khẳng định chắc chắn điều này sẽ góp phần quan trọng trong cải tạo độ phì của đất. Ở miền Nam, trồng lạc dại phủ đất đã được ứng dụng thử nghiệm vào vườn hồ tiêu, xoài ở Đồng Nai, điều (Bình Phước, Kon Tum, Đăk Lăk), thanh long (Bình Thuận), bước đầu cho kết quả tốt.
Giâm hom trồng lạc dại bằng đoạn thân bánh tẻ đảm bảo sống 100% và giá thành rẻ nhất. Cắt sát gốc khi dây dài 30 – 40 – 50 cm và bộ lá bắt đầu chuyển sang màu hơi vàng. Từ gốc lên, cắt lấy 1 – 2 đoạn dài 18 – 20 cm, bỏ phần ngọn nếu còn quá ngắn. Cắt hom hôm trước, ngày sau khi hom khô mặt đem trồng. Đất vườn trồng lạc dại cần được phát sạch cỏ dại, dùng cuốc xới toàn bộ mặt đất hoặc chỉ xới hàng cách hàng 30 – 40 cm tùy đất xấu – tốt. Bổ hốc và đặt hom như cách trồng khoai lang, mỗi cụm 2 – 3 hom, cụm cách cụm 30 – 35 cm. Lấp đất và nèn đất bằng chân, nếu đất khô thì tưới nước cho hom lạc dại mau bén rễ. Sau khi trồng 25 – 30 ngày, cây lạc đã ra rễ dài 10 – 15 cm và đâm nhiều chồi mới. Sau 3 – 4 tháng bụi lạc dại bò lan và có thể cắt những dây dài nhất đem trồng.
Read more…

Thanh long thối rễ, khô cành: Cần sớm tìm ra phương pháp cứu chữa

1.200 trụ thanh long của ông Trương Công Hiệu, thôn Phú Nhang, xã Hàm Hiệp, Hàm Thuận Bắc  đột nhiên héo, khô cành rồi  thối rễ cho dù người chủ khu vườn ra sức cứu chữa.

Ông Hiệu chăm sóc thanh long bị khô cành.
Chưa rõ nguyên nhân
Ông Trương Công Hiệu cho biết, sau Tết Nguyên đán đến nay, vườn thanh long của ông  xuất hiện hiện tượng khô cành, chong điện vẫn cho ra trái nhưng không lớn,  ngưng chong điện, tiếp tục chăm sóc, bón phân, cây nảy chồi non nhưng rồi cũng héo, khô, thối rễ.
Nhiều  cơ quan nông nghiệp biết chuyện đã đến tận vườn để kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm, nhưng đến nay vẫn chưa  công bố kết quả. Dưới sự hướng dẫn của Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh, ông kiên trì xử lý thuốc cho ra rễ nhằm cứu lại những trụ còn màu xanh, còn những trụ cháy hết cành đành nhổ bỏ trồng lại.
 Nhà khoa học vào cuộc
Theo Chi cục BVTV tỉnh, trong tháng 6/2015, toàn tỉnh có hơn 50 ha thanh long bùng phát hiện tượng khô cành, thối rễ. Tập trung chủ yếu tại huyện Hàm Thuận Bắc 48 ha, thị xã La Gi 2 ha. Trong đó diện tích bị nhiễm nặng 1,5 ha ở thôn Phú Nhang (Hàm Hiệp) và xã Hàm Liêm. Chi cục BVTV tỉnh  xuống tận vườn thanh long mắc bệnh để kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm. Tuy nhiên kết quả nhận định ban đầu cho thấy diện tích thanh long bị thối rễ, cành teo tóp là do nắng hạn kéo dài, nguồn nước tưới không đảm bảo, cộng với việc bón vôi vào gốc thanh long quá nhiều hoặc bón nhiều loại phân có chứa hàm lượng can-xi cao làm gốc thanh long nóng, tuột rễ, gây chết khô, trường hợp này hiện không có biện pháp  khắc phục.
 Thối rễ nghi là do nấm tấn công.
Riêng trường hợp rễ thanh long bị xơ từ chóp vào, khi đào gốc lên có những trụ rễ thanh long mùi hôi thối, cành thanh long có hiện tượng teo tóp, chẩn đoán do thanh long bị các loại nấm dưới đất tấn công như: Phytophthora, Fusarium... Hiện Chi cục BVTV đã phối hợp Viện BVTV lấy mẫu để tìm nguyên nhân.
Trước mắt, Chi cục BVTV tỉnh hướng dẫn bà con tạm thời sử dụng một trong các loại thuốc Eddy 72 WP, Aliette 80WP, Agri-fos 400... để tưới vào gốc trừ nấm theo liều khuyến cáo của sản phẩm trên bao bì. Trước khi phun thuốc phải  cào hết rơm rạ cho lộ bộ rễ rồi mới phun ướt đều quanh trụ. 3 - 5 ngày sau phun có thể sử dụng các loại phân bón gốc giàu lân theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất. Đối với hệ thống rễ có thể sử dụng các dạng phân bón  kích thích ra rễ... Tuyệt đối không được bón phân khi rễ non vừa mới ra và bón số lượng phân nhiều sẽ làm cháy bộ rễ...
 Kiều Hằng(Báo BT)
Read more…

Thanh long Bình Thuận bị héo dây và chết dần

Nhiều vườn thanh long tại Bình Thuận đang bị một hiện tượng lạ làm khô dây dẫn tới chết héo không rõ nguyên nhân.
Thanh long là cây trồng chủ lực của huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều vườn thanh long tại địa phương đang bị một hiện tượng lạ làm khô dây dẫn tới chết héo không rõ nguyên nhân.
Bắt đầu từ tháng 2/2015, 1.200 gốc thanh long của anh Trương Công Nghiệm, thôn Phú Nhang, xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc có hiện tượng héo, mềm dây. Đến thời điểm này thì gần như 100% trụ thanh long của nhà anh Nghiệm đã bị héo đỏ, bộ rễ bị thối. 
Anh Nghiệm đang phải phá bỏ vườn thanh long để trồng lại. Điều đáng nói là năm nay, thời tiết tuy có nắng nóng, nhưng vườn thanh long nhà anh vẫn đảm bảo nước tưới.

Nhiều vườn thanh long ở Bình Thuận khô héo, không thể cho ra quả vì thiếu nước - (Ảnh: Việt Quốc)
Anh Nghiệm cho biết, các vườn thanh long bị hiện tượng lạ nằm rải rác, thời điểm mắc bệnh cũng khác nhau. Nông dân đã tự tìm cách xử lý theo kinh nghiệm nhà vườn nhưng không có hiệu quả. Không xác định được nguyên nhân, xử lý không hiệu quả, nông dân địa phương rất mong các cấp ngành chức năng nhanh chóng vào cuộc để tìm cách xử lý và ngăn chặn hiện tượng lạ tiếp tục phát sinh.
Theo ông Trương Văn Hồng, Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã Thanh long Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc, rễ cây thanh long bị chết từng mảng, có màu nâu đỏ sẫm và đen, chủ yếu là bị thối rễ cái.
Ngoài huyện Hàm Thuận Bắc thì rải rác một số vườn thanh long tại các huyện Hàm Tân, thị xã La Gi cũng bị hiện tượng mềm dây dẫn tới chết héo. Nếu không có giải pháp ngăn chặn kịp thời thì nguy cơ thanh long mất mùa là điều không tránh khỏi./.
CTV Hà Giang/

Read more…

Mô hình tưới thanh long tiết kiệm nước mùa khô hạn

BT- Nắng nhiều, mưa ít, nhiệt độ quanh năm cao kết hợp với độ ẩm trong không khí thấp khiến Bình Thuận trở thành một trong những địa phương khô hạn nhất cả nước. Thế nhưng một nghịch lý đang tồn tại, lượng nước tưới tiêu trong nông nghiệp ngày một giảm sút nhưng chính người nông dân lại đang phung phí nguồn nước quý hiếm bởi cách canh tác cây trồng chưa khoa học.  
Bà Nguyễn Thị Vang (phía sau) với mô hình tưới tiết kiệm nước bằng công nghệ Israel tại vườn thanh long
Khát nước từ nông thôn đến thành thị
Trong những ngày này, đi đến đâu chúng ta cũng nghe câu chuyện về thiếu nước sạch sinh hoạt và nước tưới tiêu trong nông nghiệp. Ngay tại trung tâm TP. Phan Thiết, việc tìm nguồn nước để duy trì sự sống cho các cây trồng đang hết sức khó khăn. Đến xã vùng ven Thiện Nghiệp trong những ngày này, chúng ta sẽ dễ dàng cảm nhận tình hình khô hạn hơn cả. Vườn xoài với 20 gốc đang ở độ tuổi cho trái của gia đình ông Đỗ Khắc Hối – thôn Thiện An, xã Thiện Nghiệp hiện đang héo mòn. Cũng thời điểm này năm ngoái, từ vườn xoài này, gia đình ông thu nhập hơn 20 triệu đồng. Thế nhưng hiện nay, ông Hối vẫn chưa hái bán được lứa nào, lý do nắng hạn.
Ở xã Thiện Nghiệp thời gian này, không khó để bắt  gặp hình ảnh các cây trồng bị chết khô hoặc phải chặt bỏ vì thiếu nước. Ngay cả nước sinh hoạt cho người dân cũng phải chuyên chở từng can nhựa thì lấy đâu ra nước cho cây trồng. Mùa khô hạn không chỉ diễn ra ở xã vùng ven Thiện Nghiệp mà hầu hết các địa phương sản xuất nông nghiệp ở TP. Phan Thiết đều đang gặp khó. Ngay cả xã gần trung tâm thành phố là Phong Nẫm, tình trạng thiếu nước cho cây trồng cũng đang hết sức căng thẳng. Chùm Bầu - kênh mương dẫn nước từ đập Cà Giang về hai thôn Xuân Hòa, Xuân Phú để phục vụ tưới tiêu nông nghiệp những ngày khô hạn vừa qua cạn trơ đáy. Một, hai cơn mưa rào đầu mùa cũng chỉ giúp lòng kênh bớt hốc nắng và giải quyết tạm thời cháy nắng ở các vườn thanh long dọc kênh.
Vườn thanh long 800 trụ của gia đình ông Nguyễn Văn Trúc – thôn Xuân Phú, xã Phong Nẫm có hơn chục năm tuổi. Trong những ngày nắng hạn cao điểm, nước kênh cạn khiến cây thanh long gần như chết mòn. Với diện tích mặt nước 200 m2, sâu 4,5 m, ao nước gần nhà giúp ông duy trì sự sống cho vườn thanh long. Nói là duy trì bởi lượng nước trong ao cũng chỉ có thể giúp ông tưới những khu vực thanh long đang có trái, số trụ còn lại chỉ tưới được 10 – 20% lượng nước.
Tình trạng thiếu hụt nguồn nước tưới không chỉ diễn ra ở Xuân Hòa mà còn xuất hiện ở tất cả các thôn trong xã Phong Nẫm. Hiện nay, toàn xã có khoảng 110ha canh tác cây thanh long, trong đó khoảng 60% diện tích thanh long được tưới bằng hệ thống nước thủy lợi. Ngoài kênh Chùm Bầu tiếp nước từ đập Cà Giang, thì sản xuất nông nghiệp tại Phong Nẫm còn được hỗ trợ bởi kênh mương nội đồng từ đập Cẩm Hang (Hàm Thuận Bắc). Điểm chung là hệ thống kênh mương này chỉ duy trì nước tưới đến quãng thời gian 2/3 mùa khô, thời gian còn lại người dân hầu như phải “tự bơi”. Ngoài ra, trong số 110ha canh tác cây thanh long ở Phong Nẫm có 40% diện tích thanh long được tưới bằng hệ thống mạch nước ngầm và được canh tác bởi những hộ có diện tích sản xuất nhỏ lẻ. Và các mạch nước ngầm này cũng đang hụt dần.
Để chống khô hạn, vừa qua hộ ông Đỗ Ngọc Thu – thôn Thiện Sơn, xã Thiện Nghiệp đã khoan giếng. Mặc dù khoan hơn 30 m nhưng máy khoan chỉ gặp toàn đất với đá. Để cứu cho vườn xoài của gia đình và tìm kiếm nguồn nước sinh hoạt, ông Thu đào thêm 2 giếng nước, với độ sâu gia tăng nhưng nguồn nước vẫn là vô vọng. “Gia đình tôi giờ cũng chưa biết xoay xở đâu ra nguồn nước để sinh hoạt và tưới tiêu. Cái giếng đầu tiên mình đào hơn 20 m, có chút nước rồi ngưng. Tôi khoan tiếp 2 cái nữa đều trên 30m nhưng cũng không có nước, chỉ toàn gặp đá” - ông Đỗ Ngọc Thu nói. 
70% lượng nước tưới bị lãng phí
 Biện pháp tưới phổ biến cho thanh long được nông dân sử dụng hiện nay là tưới gốc. Đây là kỹ thuật dùng máy bơm áp lực cao bơm vào đường ống và người lao động cầm ống tưới từng gốc cây. Với cách tưới thủ công cầm tay như thế này thì mức tiêu hao nước khoảng 4.800 – 5.200 m3nước/ha/năm. Trong khi đó, lượng nước thẩm thấu vào lòng đất chỉ đạt khoảng 30%. Bên cạnh đó người dân khi tưới thủ công cho cây thanh long theo phương pháp tưới phun cầm tay thường làm cho đất bị bão hòa nước, tạo ra dòng chảy mặt, dẫn đến đất bị rửa trôi các chất màu mỡ hoặc hóa lầy sau khi tưới. Như vậy, việc sử dụng nước bị tiêu hao gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Trở lại với câu chuyện những vườn thanh long thiếu nước tại xã Phong Nẫm, ngay giữa những ngày nắng hạn này, 180 trụ thanh long của bà Nguyễn Thị Vang ở thôn Xuân Phú vẫn xanh mượt cho dù lượng nước tưới dự trữ không nhiều hơn các hộ khác. Và sự khác biệt đến từ hệ thống tưới nhỏ giọt. Đây là vườn thanh long duy nhất tại Phong Nẫm áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt sử dụng dây Microdrip của Israel. Bà Vang cho biết, mô hình tưới nước tiết kiệm được bà áp dụng từ năm 2012. “Qua thời gian theo dõi, tôi nhận thấy công nghệ này giúp vườn thanh long nâng cao năng suất cây trồng từ 25 - 50% so với cách tưới truyền thống trước đây. Tưới nhỏ giọt thì nước được tưới đều cả khu đất và nông dân có thể tưới nhiều lần trong ngày, giảm được từ 40 - 60% lượng nước tưới hoang phí, tiết kiệm từ 40 - 60% chi phí điện để chạy máy bơm nước, do thời gian tưới ngắn hơn. Giá đầu tư thiết bị hiện nay bình quân khoảng 50.000 đồng/trụ, cũng khá cao nhưng nếu tính toán kỹ thì chấp nhận được khi lợi công, tiết kiệm điện và nước bơm tưới…” - bà Nguyễn Thị Vang chia sẻ. Được biết, hệ thống tưới nhỏ giọt bằng dây Microdrip của Israel, ngoài tưới nước còn có thể sử dụng để bón phân cho cây thanh long. Riêng việc sử dụng thiết bị châm phân trực tiếp vào hệ thống tưới đã tiết kiệm từ 30 - 40% lượng phân bón. Ngoài ra, trong điều kiện bình thường, việc tưới phun vào buổi sáng sớm cũng như chiều tối còn hạn chế được nhiều loại sâu hại, giúp nông dân hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà chất lượng sản phẩm vẫn cao hơn.
Tại Bình Thuận, ngoài công nghệ tưới nhỏ giọt sử dụng dây Microdrip của Israel, nhiều vườn thanh long đã áp dụng nhiều mô hình tưới tiên tiến khác như: tưới nhỏ giọt ngầm, tưới phun mưa và tưới phun sương. Trong số này, dự án tưới tiết kiệm nước cho cây thanh long bằng hệ thống tưới phun mưa của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Bình Thuận thực hiện tại xã Hồng Sơn (Hàm Thuận Bắc) được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đánh giá cao. Dự án này tiết kiệm 50 – 60% lượng nước tưới so với cách tưới truyền thống, giảm chi phí tiền điện, công tưới và không cần ủ rơm cho gốc thanh long. Thực tế qua áp dụng các mô hình tưới nước tiết kiệm nói chung đã và đang mang lại hiệu quả khá khả quan, được biểu hiện trên các mặt: Quản lý dinh dưỡng cây trồng, tiết kiệm nước, tiết kiệm phân bón, tăng năng suất, tăng chất lượng, giảm phòng trừ cỏ dại, giảm nấm bệnh, giảm ô nhiễm môi trường, cơ giới hóa sản xuất hàng hóa quy mô lớn…
Trong những ngày cao điểm mùa khô này, hầu như nhiều địa phương trong tỉnh đang phải gồng mình chịu hạn. Do vậy, việc thay đổi cách tưới truyền thống (trung bình lãng phí 70% lượng nước) để chuyển đổi sang những mô hình tưới tiết kiệm là việc nên làm và cần làm ngay, để góp phần cùng Nhà nước chắt chiu nước tưới tiêu cho thanh long.
 CHÂU TỈNH
Read more…

Trên 730 ha thanh long nhiễm đốm trắng

BTO - Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Thuận, đến nay trên địa bàn tỉnh có 732 ha thanh long bị bệnh đốm trắng. Trong đó, không có diện tích nhiễm nặng, diện tích nhiễm nhẹ 697 ha (tỉ lệ bệnh < 5 %), 35 ha nhiễm trung bình (tỉ lệ bệnh 5 – 25 %), tăng 302,5 ha so với tuần trước và tăng 538 ha so với cùng kỳ năm 2014.

Bệnh đốm trắng trên thanh long chủ yếu ở huyện Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam. Ngoài ra, một số bệnh thán thư có diện tích nhiễm gần 400 ha, tăng 32 ha so với tuần trước và tăng 265 ha so với cùng kỳ năm 2014. Chủ yếu ở huyện Hàm Thuận Bắc. Diện tích nhiễm bệnh vàng cành 1.440 ha, ở toàn vùng trồng thanh long...

Được biết, hiện nay thời tiết đang vào giai đoạn chuyển mùa, trời mưa và nắng nóng làm độ ẩm không khí tăng. Đây là môi trường thuận lợi cho bệnh đốm trắng phát sinh, lây lan nên tăng diện tích nhiễm và mức độ nhiễm bệnh trên cành non và các lứa trái vụ mùa. Bên cạnh đó, bệnh vàng cành, rệp sáp tiếp tục phát sinh gây hại trên các vùng trồng thanh long, do trời vẫn còn nắng nóng, nhiệt độ ban ngày cao. Theo cảnh báo của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, hiện nay bệnh đốm trắng đang tăng cả về mức độ và diện tích nhiễm nên các Trạm BVTV cần đẩy mạnh phối hợp cùng cán bộ xã, thị trấn khuyến cáo nông dân tích cực thực hiện cắt tỉa, thu gom và tiêu hủy cành, trái thanh long bệnh, cành vô hiệu bằng chế phẩm vi sinh vật BIO – ADB. Qua đó, nhằm hạn chế tối đa mầm bệnh tồn tại trong vườn trồng thanh long và cắt cỏ vệ sinh vườn thông thoáng. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân Quy trình kỹ thuật phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long (quy trình sửa đổi, bổ sung) của Cục bảo vệ thực vật đã ban hành. Đặc biệt vận động nông dân không dồn cành bệnh được cắt tỉa ra để dọc theo rìa vườn, lối đi vì đây chính là các điểm lưu tồn, phát tán nguồn bệnh.
Tác giả bài viết: K. Hằng
Nguồn tin: Báo Bình Thuận
Read more…

Giá thanh long bình thuận

Giá thanh long bình thuận luôn được website cập nhật thông sớm nhất tại địa chỉ:
sau:
http://www.cây-thanhlong.vn/p/gia-thanh-long.html

hoặc qua Fanpage:

Thanh Long-Ẩm Thực-Du Lịch Bình Thuận

Hy vọng luôn luôn được phục vụ bà con Sớm nhất

Read more…

Thuyết minh về cây Thanh Long

Thanh long có tên tiếng Anh là Pitahaya hay còn gọi là Dragon fruit, thuộc họ xương rồng (Cactaceae), có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia.

Trên thế giới, cây thanh long được xem như là một cây ăn trái mới được phát hiện và đưa lên thành hàng hóa trong vài năm gần đây. Việt Nam hiện nay là nước duy nhất ở Đông Nam Á có trồng Thanh Long tương đối tập trung trên quy mô thương mại với diện tích ước tính khoảng 2.000 ha trong đó Bình Thuận chiếm 1.000 ha. Cây Thanh Long là cây có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi nên được trồng ở những vùng nóng. Đặc biệt cây Thanh Long có hiện tượng rụng nụ, cây này có vòng chín 3 lần. Từ xanh sang đỏ, từ đỏ sang xanh, từ xanh sang đỏ sậm đến lần chín thứ 3 là lần chín cuối cùng và là lần ngon nhất của trái Thanh Long nhưng làm vậy cây sẽ mất sức nên nhà vườn chỉ để chín lần 2 là bán ra thị trường.

Quả của nó 3 dạng, tất cả đều có vỏ giống như da và có một chút lá, đó là: ruột trắng với vỏ hồng hay đỏ, ruột đỏ với vỏ hồng hay đỏ và ruột trắng với vỏ vàng.

Về Thanh long ruột trắng, loại này được trồng phổ biến ở các tỉnh nam Trung Bộ và Nam Bộ nhưng thương hiệu nổi tiếng nhất là ở Bình Thuận. Loại này sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có cường độ ánh sáng cao và toàn phần. Được trồng trên nhiều loại đất khác nhau.

Về Thanh long ruột đỏ, loại này hiện nay được trồng ở một vài nơi ở Bình Thuân, có yêu cầu về sinh trưởng và dinh dưỡng cao, vì vậy nên loại này rất khó trồng.

Các hạt giống như hạt vừng đen nằm lẫn lộn trong ruột. Lớp cùi thịt trong ruột thường được ăn dưới dạng quả tươi, có mùi vị thơm dịu, ngọt vừa phải và ít cung cấp calo. Quả có thể chế biến thành nước quả hay rượu vang, hoa có thể ăn hay ngâm vào nước giống như chè. Mặc dù các hạt bé tí xíu của chúng được ăn với thịt của ruột quả nhưng chúng không bị tiêu hoá.

Hoa của Thanh Long chỉ nở vào ban đêm ( khoảng 7h tối theo giờ Việt Nam) hoa màu trắng có mùi thơm tỏa ra, bông hoa nở tròn lớn cho nên còn được gọi là “hoa trăng” hay “ nữ hoàng của đêm”, bên trong nhụy chứa nhiều bột mịn có hương thơm. Vì vậy ngoài việc nuôi trồng ăn trái, thanh long cũng được trồng làm cây cảnh.
Thanh long cần bám vào cây trụ, do đó phải chuẩn bị cây trụ trước khi đặt hom giống. Có thể dùng trụ bằng gỗ hay xi măng cốt thép. Tuy nhiên nếu dùng trụ ximăng cần chú ý vào mùa nắng trụ hấp thụ nhiệt rất mạnh, dễ làm đứt các rễ khí sinh của thanh long, nên dùng rơm rạ, lá chuối hay bao tải bao một lớp mỏng xung quanh trụ để giảm bớt hấp thụ nhiệt và tưới lên trụ vào sáng sớm hay chiều tối. Trồng trụ thẳng, trên đầu trụ đóng thêm giá đỡ hình chữ (+) hoặc đóng nẹp hai bên mép trụ giúp thanh long có chỗ bám trên đầu trụ, cành thanh long sẽ rũ xuống.

Những cây thanh long thảng hàng ngay lối với những nhánh cây vươn lên như đầu của chàng Gulit khổng lồ. Trái thanh long trông như một búp hoa vươn lên với những tay màu xanh đầy xuất sống. Thanh long Bình Thuận rất ngọt và tươi. Và gía của thanh long tại Bình Thuận rất rẻ, chỉ vài ngàn đồng một ký. Đó là chưa kể bạn có thể thăm quan vườn thanh long và xin một nhánh về trồng tại nhà. Nó sẽ mọc rất nhanh và khoẻ mạnh. Bạn có thể biết là thanh long hiện nay ở Bình Thuận đang được xuất khẩu và bán tại nhiều thị trường trên thế giới như: Đài Loan, Singapore, HongKong, Nhật Bản…. và các nước Châu Âu.
Read more…

Nguồn gốc xuất xứ của cây thanh long


Bình Thuận là nơi nổi tiếng về cây thanh long. Thanh long có tên tiếng Anh là Pitahaya hay còn gọi là Dragon fruit, thuộc họ xương rồng (Cactaceae), có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia. Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á trồng và xuất khẩu thanh long. Việt Nam có tổng diện tích trồng thanh long khoảng 2000 ha, vậy phân nửa diện tích còn lại nằm ở Long An, Tiền Giang và các nơi khác. Chúng thích hợp trồng ở những vùng nóng, có cường độ ánh sáng mạnh. Cây mọc được trên nhiều loại đất khác nhau như đất xám bạc màu ở Bình Thuận, đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long, đất đỏ ở Long Khánh. 
Cây có hai loại rễ: địa sinh hút dinh dưỡng dưới đất, kí sinh bám vào thân cây để leo. Cây cho từ 3 đến 4 đợt cành, đợt cành thứ nhất là mẹ của đợt cành thứ hai. Thời gian ra hai đợt cành là từ 40 đến 50 ngày. 

Read more…

Hướng dẫn trồng cây thanh long

Thanh long là một cây dể trồng chịu hạn tốt.
Sau đây là một số bài viết về cách trồng và chăm sóc cây thanh long.


1.KỸ THUẬT TẠO GIỐNG THANH LONG


Read more…

Chữa rôm sẩy bằng quả cây thanh long

Dưới đây là một số công dụng rất tốt với sức khỏe của quả thanh long.
Thanh long là loại cây ăn quả được trồng khá phổ biến ở một số tỉnh miền nam Việt Nam, những nơi có khí hậu nóng. Đây là loại cây cho hoa đẹp, quả ngon, có nhiều chất dinh dưỡng, và đồng thời cũng là một vị thuốc thông dụng.

Thanh long còn được gọi là cây mắt rồng, tường liên, cây lòng chảo... thuộc họ xương rồng, là loại cây thân leo trườn dài tới 10m, bám vào giá thể nhờ những rễ phụ. Thân màu lục, có 3 cạnh dẹp khía tai bèo, thường hoá sừng ở các mép, gai không nhiều lắm, rất ngắn.
Hoa có đường kính tới 30cm, màu trắng hay vàng nhạt. Lá đài và cánh hoa nhiều, dính nhau thành ống; nhị nhiều; bầu dưới. Quả màu đỏ tươi, mọng nước, có phiến hoa còn lại, dài 18-20cm, đường kính từ 12-15cm. Sau lớp vỏ dầy màu đỏ là phần thịt màu trắng với nhiều hạt màu đen nhánh, nhỏ hơn hạt vừng. Thu hoạch quả vào mùa hè thu.
Thanh long có vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, nhuận tràng, chỉ khái hoá đàm, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm phế quản, lao phổi, viêm hạch bạch huyết, quai bị, mụn nhọt...
Quả thanh long rất tốt cho người bị rôm sẩy, mụn nhọt, táo bón
Thân cây có tác dụng thư cân hoạt lạc (giúp gân cốt co duỗi khoẻ khoắn và làm thông suốt các kinh lạc) và giải độc. Hoa có tác dụng bổ phế, trừ ho. Quả thanh long là một loại quả ăn giải nhiệt, nhuận tràng. Dùng quả ăn tươi rất tốt cho những người bị rôm sẩy, mụn nhọt, táo bón,...
Đặc biệt, chất nhầy trong quả thanh long giúp làm giảm cholesterol. Do đó, người béo phì, người có hàm lượng cholesterol cao, huyết áp tăng nên ăn thanh long. Thanh long còn thích hợp với người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp...
Thanh nhiệt, giải độc, chữa rôm sẩy, mụn nhọt, nhuận tràng: Dùng quả tươi ăn hàng ngày.
Chữa bỏng nhẹ: Thân cây thanh long gọt bỏ vỏ và gai, rửa thật sạch với nước muối loãng, giã nát lấy nước bôi hay dùng bã để đắp chỗ bỏng sẽ làm hết rát.
Chữa mụn nhọt, gãy xương kín: Thân cây thanh long (bỏ vỏ và gai) giã nát đắp vào vị trí tổn thương.
Chữa ho, viêm phế quản: Dùng 15 - 30g hoa tươi, sắc uống hoặc 10 - 12g khô sắc uống hoặc hãm thay trà để uống. Hoặc lấy 30g hoa thanh long nấu với thịt lợn nạc làm canh ăn, có tác dụng bổ phế, trừ ho.
Phòng chống bệnh scorbut (bệnh do thiếu hụt vitamin C kéo dài) và một số chứng chảy máu thông thường: Ăn mỗi ngày 600 - 700g quả thanh long (khoảng 2 quả to).
Theo EVA.VN
Read more…

Trị bệnh vàng cành trên thanh long

Trị bệnh vàng cành trên thanh long
Bệnh vàng cành thường xuất hiện trên cây thanh long vào mùa nắng, khi thời tiết thay đổi thất thường. Biểu hiện của bệnh là các cành trên cùng của đầu trụ chuyển sang màu vàng và chỉ phát sinh mạnh ở các cành phía Tây. Vườn chăm sóc kém, bón phân không cân đối hoặc vườn vừa thu hoạch, tỉ lệ bị bệnh thường cao hơn. 
Theo kỹ sư Trần Minh Tân, cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Thuận, đây là hiện tượng sinh lý bình thường của cây. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, các cành bị vàng sẽ thối, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của các lứa quả sau.
 Để hạn chế hiện tượng trên, bà con nên áp dụng một số biện pháp sau:
 - Đối với những vườn bị bệnh vàng cành nặng tuyệt đối không tưới nước vào buổi trưa nắng nóng, chỉ tưới nước lên đầu trụ lúc sáng sớm hay chiều mát.
 - Chăm sóc và bón phân kịp thời, cân đối NPK, không được bón dư đạm. Sử dụng các loại phân bón lá có hàm lượng lân, canxi, magiê cao; phun định kỳ 10-15 ngày/lần. 
- Ở những cành đã bị bệnh nặng (thối phần thịt lá), cần tỉa bỏ cành và tiêu hủy để ngăn ngừa sự lây lan hoặc cạo bỏ phần thịt lá bị bệnh, đồng thời tiến hành phun thuốc trừ bệnh. Có thể sử dụng các loại thuốc trừ bệnh gốc đồng như Norshield, Bordeaux; một số thuốc trừ nấm bệnh thông thường như Score...; phun 1-2 lần cho đến khi vết bệnh khô. 
Ngoài ra; có thể sử dụng một số thuốc trừ vi khuẩn thông thường có trong danh mục được phép sử dụng, tuyệt đối đảm bảo thời gian cách ly. Với cây đã mang trái hoặc trái gần thu hoạch, không phun thuốc mà chờ đến khi thu hoạch xong mới phun. \

Read more…

Gia tăng bệnh vàng cành, thán thư trên cây thanh long

BT- Thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh, do thời tiết nắng nóng kéo dài nên bệnh thán thư và vàng cành trên thanh long gia tăng. Cụ thể, diện tích nhiễm thán thư là 335 ha, tăng 8 ha so với thời điểm cuối tháng 4/2015 và tăng 270 ha so cùng kỳ năm 2014, phân bố chủ yếu ở huyện Hàm Thuận Bắc. Diện tích nhiễm bệnh vàng cành 1.469 ha, tăng 239 ha so với tuần trước và tăng 836 ha so cùng kỳ năm 2014, phân bố ở toàn vùng trồng thanh long. Ngược lại, do thời tiết khô hanh nên bệnh đốm nâu không có diện tích nhiễm nặng và trung bình. Diện tích nhiễm nhẹ 246,3 ha (tỷ lệ bệnh < 5%), giảm 37,2 ha so với 1 tuần trước đó, chủ yếu phân bố ở huyện Hàm Thuận Bắc.
Ảnh: NL
Theo ông Nguyễn Hữu Quang - Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh, bà con cần lưu ý tình trạng cành thanh long bị suy nhược, có triệu chứng stress, các biểu hiện bệnh sinh lý do điều kiện thời tiết bất lợi, nắng nóng kéo dài. Các trạm BVTV tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân quy trình kỹ thuật phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long của Cục Bảo vệ thực vật đã ban hành và quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh vật BIO - ADB xử lý cành, quả thanh long bị bệnh và tái sử dụng phế phụ phẩm làm phân hữu cơ của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.  Song song đó, với điều kiện mùa mưa đang đến gần, các Trạm BVTV phối hợp cùng cán bộ xã, thị trấn phát động phong trào cắt tỉa, thu gom và tiêu hủy cành, trái thanh long bệnh, cành vô hiệu bằng chế phẩm vi sinh vật BIO - ADB để tạo môi trường thông thoáng, hạn chế tối đa mầm bệnh tồn tại trong vườn trồng thanh long. Riêng bệnh thán thư, thối cành và thối trái non, người trồng thanh long nên sử dụng các loại thuốc trị nấm, vi khuẩn đã có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng trên cây thanh long.  Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết nắng nóng, cần bón phân cân đối, chú ý bổ sung thêm Canxi, Magie, Silic và Kali để tăng tính chống chịu của cây, không lạm dụng phân đạm khi cây bị bệnh.
Được biết, hiện trên địa bàn tỉnh có trên 24.000 ha thanh long, trong đó có khoảng 21.000 ha thời kỳ kinh doanh (đang vào mùa chong điện kích thích ra hoa trái vụ).
K.H
Read more…

RƯỚC KHI LẮP ĐẶT 1 HỆ THỐNG TƯỚI, CẦN THAM KHẢO NHỮNG GÌ

Những lưu ý khi lắp đặt hệ thống tưới tự động
Việc đầu tư một hệ thống tưới tự động có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác trồng trọt.Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thiết bị tưới, hình thức tưới khác nhau, dẫn đến nhiều bà con khó lòng xác định được đâu là hệ thống, thiết bị phù hợp nhất với nhu cầu cây trồng, và trong khả năng đầu tư của mình.Dưới đây, tôi xin phép được đưa ra một số yếu tố cơ bản làm căn cứ lựa chọn hệ thống tưới tự động. Kính mong bà con tham khảo và có quyết định đúng đắn.1. LỰA CHỌN HÌNH THỨC TƯỚI:tưới nhỏ giọt hay tưới phun mưa, tưới trên tán cây, hay tưới dưới gốc. Phụ thuộc vào đặc điểm cây trồng, nguồn nước, kinh phí…

Các loại cây thích hợp với hình thức tưới phun mưa như: Cây cà phê, cây Hồ tiêu, cây Thanh Long, Cây Mía, cỏ voi, các loại cây hoa màu và lương thực như bắp, khoai các loại, đậu tương, đậu phộng….Một số loại thích hợp cho tưới nhỏ giọt như cà chua, dưa trồng trong chậu, nho…2. XÁC ĐỊNH NHU CẦU TƯỚI CỦA LOẠI CÂY TRỒNG:độ đồng đều của nước có ảnh hưởng nhiều hay ít đến sự phát triển của cây trồng; vấn đề cỡ hạt nước có ảnh hưởng gì đến cây trồng, lưu lượng nước bao nhiêu là đủ, cấu trúc của bộ rễ…Một số loại đầu tưới có cỡ hạt rất lớn, ngược lại có loại cỡ hạt nhỏ mịn.Hầu hết các loại thiết bị khó đạt được độ đồng đều 100%, mà thường chỉ 80-90% (đối với các hãng lớn, họ có thể tính toán được tương đối chính xác lưu lượng và độ đồng đều).3. LỰA CHỌN ĐƠN VỊ TƯ VẤN, CUNG CẤP THIẾT BỊ.Nhiều bà con tự mua thiết bị ngoài chợ rồi về tự lắp đặt nhưng cho kết quả không như mong đợi vì làm các thiết bị hoặc là kém chất lượng, hoặc là không có tư vấn chính xác khiến hệ thống không phát huy hết tác dụng.4. YÊU CẦU NHÀ TƯ VẤN CUNG CẤP CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN:lựa chọn phương pháp lắp đặt, thiết kế hệ thống tưới, tính toán công suất máy bơm, tính toán cỡ đường ống nước; xác định chi phí cần đầu tư (gồm chi phí thiết bị đường ống, thiết bị tưới, chi phí lắp đặt)…5. XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ ĐẦU RA TRƯỚC KHI ĐẦU TƯ – LẮP ĐẶT:các thông số đầu ra như tính toán độ đồng đều của hệ thống tưới, độ đồng đều càng cao càng tốt; tính toán lưu lượng và thời gian tưới; tính toán chi phí tưới (chi phí tưới cho mỗi hecta một năm, một tháng…)6. VẤN ĐỀ CƠ GIỚI HÓA, QUY MÔ ĐỒNG RUỘNG:Đối với tưới các cánh đồng lớn, thường yêu cầu cơ giới hóa trong công tác gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch, khi đó đòi hỏi các thiết bị có bán kính tưới lớn, hoặc ứng dụng các biện pháp tưới Pivot, tưới bằng xe tự cuốn…7. CHI PHÍ ĐẦU TƯ, CHI PHÍ VẬN HÀNH:Về chi phí, bà con lưu ý tính toán tới tổng đầu tư thay vì tính giá của từng thiết bị. Trên thị trường có những thiết bị chỉ vài ngàn đồng/đầu tưới, có loại vài trăm thậm trí tiền triệu. Nhưng ngoài đầu tưới thì chi phí đường ống cũng rất lớn. Có những bà con tự chế hệ thống tưới cho Thanh Long bằng hệ thống đường PVC tự đục lỗ, chi phí lên tới 70-80tri/ha, trong khi đó đầu tư một hệ thống với bán kính khoảng 14-15m chỉ hết khoảng 30-40tri/ha.Chi phí vận hành cũng cần được xem xét đến như chi phí dầu, chi phí sửa chữa, thay thế, chi phí nhân công vận hành hệ thống…Theo kinh nghiệm của chúng tôi trong việc triển khai các hệ thống tưới, khi thiết bị có bán kính càng lớn, thường có chi phí càng thấp.Đối với một số loại cây có giá trị kinh tế thấp hơn như mía, mì, bắp… nên cân nhắc ứng dụng hình thức tưới di động.8. Các lưu ý khác: như tuổi thọ của hệ thống, các vấn đề gặp phải trong quá trình vận hành như tắc nghẹt, hỏng hóc, các tài liệu tham khảo và chế độ bảo hành…Kính chúc bà con có được hệ thống tưới tự động ưng ý nhất.Xin cảm ơn.Thưa quý bà con, đây là một câu hỏi hay và nhiều bà con cần quan tâm trước khi đầu tư một hệ thống tưới tự động trong nông nghiệp.Các vấn đề cần lưu tâm trước khi đầu tư một hệ thống tưới bao gồm:
Read more…