Đậu phộng dại lạc dại vườn thanh long.

Nông dân Bình Thuận đang phát triển mô hình trồng đậu phộng dại thay thế rơm rạ phủ vườn thanh long. 
Đây là loài cây có thời gian sinh trưởng khá dài, từ 1 - 5 năm và có khả năng chống xói mòn, khống chế sự phát triển cỏ dại để lại nguồn hữu cơ cho đất và cây trồng. 
Lâu nay người trồng thường lấy rơm phủ vào gốc thanh long để giúp cho đất không bị rửa trôi, tăng độ ẩm, giảm cỏ dại. Thông thường 1 gốc thanh long phải dùng từ 20 - 30 kg rơm khô để phủ trên bờ mặt, 1 năm phủ 2 lần, chưa kể chi phí công lao động. Nếu tính toàn tỉnh có khoảng 18.000 ha thanh long, mỗi ha 1.000 gốc sẽ tiêu tốn khoảng gần 320.000 - 360.000 tấn rơm khô. Chi phí cho việc mua rơm bình quân mỗi héc ta tốn từ 18 - 20 triệu đồng. Trong khi đó lượng rơm không còn nhiều và phải dự trữ cho gia súc vào mùa khô. Vì thế, rơm không thể đáp ứng nhu cầu phủ thanh long. Trồng đậu phộng dại nhiều lợi ích Tháng 3/2011, 
Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp tỉnh Bình Thuận (ACP) đã phối hợp với Cty TNHH Tư vấn dịch vụ kỹ thuật phát triển nông nghiệp Đà Lạt (ATDC) thực hiện dự án “Ứng dụng trồng đậu phộng dại phủ vườn thanh long thay rơm rạ” ở 2 huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc. Mục tiêu xây dựng 5 mô hình trên diện tích 10 ha nhằm ổn định năng suất trong năm đầu và tăng 5% cho những năm tiếp theo; giảm chi phí rơm rạ. Đến nay, ngoài những hộ dân tham gia thấy được hiệu quả nên vẫn duy trì, còn có sự tham gia của nhiều hộ muốn được nhân rộng.
 Ông Phạm Hữu Thủ, Trưởng phòng Nông nghiệp, Sở NN-PTNT Bình Thuận cho biết, cây lạc dại (đậu phụng dại) - LD99 (Arachis pintoi) là loài cây có hàm lượng dinh dưỡng cao, phù hợp với nhiều vùng sinh thái. Có khả năng giữ ẩm, bổ sung dinh dưỡng cho đất và cây trồng, giảm thoái hoá đất, khống chế sự phát triển cỏ dại...
 Đậu phụng dại dễ trồng, 1 trụ thanh long chỉ cần trồng 4 - 5 khóm xung quanh. Sau thời gian trồng 1 - 2 tháng có thể cắt ra để nhân giống tiếp cho những trụ khác giống như việc nhân giống khoai lang và rau muống. Khi cây phát triển được 4 - 5 tháng, sẽ tạo thành một thảm thực vật che phủ toàn bộ vườn thanh long. Đặc biệt trong mùa khô, chủ vườn có thể cắt thân để ủ vào gốc thanh long, vừa chống bốc thoát hơi nước, vừa bổ sung chất dinh dưỡng cho cây.
 Ngoài ra, đậu phụng dại có khả năng cố định nitơ trong đất cao nên hàm lượng đạm ở trong đất cung ứng cho cây trồng sẽ tăng lên đáng kể. “Trước khi trồng đậu phụng dại nông dân phải tốn một khoản chi phí khá lớn, trên 20 triệu đồng/ha/năm để mua rơm rạ. Thế nhưng khi áp dụng mô hình, bà con giảm được 60 - 70 % chi phí, tương đương tiết kiệm được từ 15 - 17 triệu đồng/ha/năm. Dự kiến từ 8 - 12 tháng sẽ không phải tốn chi phí cho việc phủ rơm rạ nữa”, ông Thủ nói.
 Tại hội thảo tổng kết mới đây, nhiều nông dân đánh giá hiệu quả cao từ mô hình này mang lại. Một số người còn đóng góp thêm ý kiến trao đổi về thời vụ trồng đậu phụng lạc phù hợp từ tháng 5 - 6 để tránh nắng rất hữu ích. Theo đánh giá của nông dân, khả năng chống xói mòn của thảm phủ đậu phụng dại lên đến 90 - 100% ở khu vực thường xuyên bị ngập úng như các xã Hàm Minh, Hàm Kiệm, Hàm Hiệp (huyện Hàm Thuận Nam). Ông Phạm Ngọc Nam, xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam là một trong những hộ áp dụng mô hình cho biết, trồng lạc dại đã tiết kiệm chi phí hàng chục triệu đồng/năm vì không phải dùng rơm rạ; không phải làm cỏ cho thanh long...

Trồng lạc dại trong vườn thanh long

Theo tin tức từ báo Nông nghiệp, nông dân Bình Thuận đang phát triển mô hình trồng lạc dại thay thế rơm rạ phủ vườn thanh long. Đây là loài cây có thời gian sinh trưởng khá dài, từ 1 – 5 năm và có khả năng chống xói mòn, khống chế sự phát triển cỏ dại để lại nguồn hữu cơ cho đất và cây trồng.Trồng lạc dại cũng góp phần giảm sâu bệnh trên cây thanh long. Bởi khi lạc dại ra hoa sẽ thu hút côn trùng đến hút mật và thụ phấn cho hoa, trong đó đa số là côn trùng có ích…

Ông Phạm Hữu Thủ, Trưởng phòng Nông nghiệp, Sở NN-PTNT Bình Thuận cho biết, cây lạc dại (đậu phộng dại) – LD99 (Arachis pintoi) là loài cây có hàm lượng dinh dưỡng cao, phù hợp với nhiều vùng sinh thái. Có khả năng giữ ẩm, bổ sung dinh dưỡng cho đất và cây trồng, giảm thoái hoá đất, khống chế sự phát triển cỏ dại, giúp tăng năng suất thanh long. 

Lạc dại giảm sâu bệnh ở cây thanh long, giúp năng suất và chất lượng thanh long tăng lên. Ảnh: NNVN


Lạc dại dễ trồng, 1 trụ thanh long chỉ cần trồng 4 – 5 khóm xung quanh. Sau thời gian trồng 1 – 2 tháng có thể cắt ra để nhân giống tiếp cho những trụ khác giống như việc nhân giống khoai lang và rau muống. Khi cây phát triển được 4 – 5 tháng, sẽ tạo thành một thảm thực vật che phủ toàn bộ vườn thanh long. Đặc biệt trong mùa khô, chủ vườn có thể cắt thân để ủ vào gốc thanh long, vừa chống bốc thoát hơi nước, vừa bổ sung chất dinh dưỡng cho cây. Ngoài ra, lạc dại có khả năng cố định nitơ trong đất cao nên hàm lượng đạm ở trong đất cung ứng cho cây trồng sẽ tăng lên đáng kể.
Read more…

Lạc dại giúp che phủ đất

Giữ cỏ trong vườn để che phủ mặt đất là một giải pháp quan trọng trong canh tác cây ăn trái bền vững. Lạc dại (Arachis pintoi) là cây cỏ họ đậu có khả năng cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm từ ni tơ có trong không khí, chúng phát triển sinh khối (thân, lá) nhanh, giữ ẩm và làm giàu mùn cho đất.

Cây lạc dại có xuất xứ từ Nam Mỹ, du nhập vào Việt Nam qua một số dự án hệ thống canh tác. Lạc dại tồn tại ngoài thiên nhiên như hàng trăm loài cỏ dại. Thân lá lạc dại có thể dài tới 2 m, xanh tốt quanh năm, nhất là khi được cắt định kỳ. Củ lạc dại nhỏ, chui sâu vào đất, ít khi được thu hoạch. Sau khi nhập nội và tiến hành hàng chục thực nghiệm trên nhiều chân đất, từ đất xấu bạc màu, nghèo dinh dưỡng,  đất đồi núi dốc đến đất cát, đất chua mặn ven biển, Viện khoa học kỹ thuật nông – lâm nghiệp (NOMAFSI) nhận xét, lạc dại chịu được đất nghèo dinh dưỡng và những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên có thể trồng ở nhiều vùng khác nhau; có thể trồng kèm (xen) với cây ăn trái, cây công nghiệp lâu năm (dứa, cà phê, hạt tiêu), trồng xen với bắp trên đất dốc.
Về chống xói mòn, vườn cây ăn trái trồng thảm lạc dại đã làm giảm 72,4% lượng đất (đồi) bị xói mòn so với đối chứng không trồng. Độ ẩm của đất có thảm lạc dại luôn cao hơn so với đối chứng từ 10 đến 50% tùy thuộc vào độ dày của thảm che phủ và điều kiện đất đai, vì thế tiết kiệm nước tưới. Các loài vi sinh vật (VSV) có lợi tăng rất cao dưới thảm lạc dại. Cụ thể VSV cố định đạm tăng 200%, VSV phân giải lân tăng  611,1%, VSV phân giải cellulose tăng 138,1% so với đối chứng (vườn cây cùng loại không trồng lạc dại). Trồng lạc dại giúp hệ sinh thái côn trùng đất như giun, dế phát triển, ngày đêm “cày xới, chế biến lá mục” làm cho đất thêm tơi xốp.
Theo tính toán của NOMAFSI, trồng lạc dại, lượng chất xanh có thể cung cấp 595 kg N, 140 kg P2O5, 200 kg K2O/ha/năm và khẳng định chắc chắn điều này sẽ góp phần quan trọng trong cải tạo độ phì của đất. Ở miền Nam, trồng lạc dại phủ đất đã được ứng dụng thử nghiệm vào vườn hồ tiêu, xoài ở Đồng Nai, điều (Bình Phước, Kon Tum, Đăk Lăk), thanh long (Bình Thuận), bước đầu cho kết quả tốt.
Giâm hom trồng lạc dại bằng đoạn thân bánh tẻ đảm bảo sống 100% và giá thành rẻ nhất. Cắt sát gốc khi dây dài 30 – 40 – 50 cm và bộ lá bắt đầu chuyển sang màu hơi vàng. Từ gốc lên, cắt lấy 1 – 2 đoạn dài 18 – 20 cm, bỏ phần ngọn nếu còn quá ngắn. Cắt hom hôm trước, ngày sau khi hom khô mặt đem trồng. Đất vườn trồng lạc dại cần được phát sạch cỏ dại, dùng cuốc xới toàn bộ mặt đất hoặc chỉ xới hàng cách hàng 30 – 40 cm tùy đất xấu – tốt. Bổ hốc và đặt hom như cách trồng khoai lang, mỗi cụm 2 – 3 hom, cụm cách cụm 30 – 35 cm. Lấp đất và nèn đất bằng chân, nếu đất khô thì tưới nước cho hom lạc dại mau bén rễ. Sau khi trồng 25 – 30 ngày, cây lạc đã ra rễ dài 10 – 15 cm và đâm nhiều chồi mới. Sau 3 – 4 tháng bụi lạc dại bò lan và có thể cắt những dây dài nhất đem trồng.
Read more…